Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Cha mẹ cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ trẻ bị lạm dụng?

 

Các bậc phụ huynh hãy sớm nhận biết những dấu hiệu trẻ bị lạm dụng tình dục để có sự quan tâm chăm sóc, nâng đỡ trẻ về mặt tâm lý.


Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhận ra khi một đứa trẻ bị lạm dụng. (Ảnh: ITN).


Trên thế giới, khoảng 4 triệu trường hợp lạm dụng trẻ em được báo cáo mỗi năm. Tỉ lệ lạm dụng trẻ em cao nhất là ở trẻ dưới một tuổi và 25% nạn nhân nhỏ hơn ba tuổi.

 

Có rất nhiều sự trùng lặp giữa những đứa trẻ bị lạm dụng, trong đó nhiều em phải chịu đựng sự kết hợp của lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục hoặc bị bỏ rơi.

 

Các nguy cơ dẫn đến trẻ bị lạm dụng


Hầu hết việc lạm dụng trẻ em xảy ra trong gia đình. Các yếu tố rủi ro bao gồm trầm cảm của cha mẹ hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, tiền sử lạm dụng hoặc bị bỏ rơi thời thơ ấu của cha mẹ, cha mẹ lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực gia đình.

 

Bỏ rơi trẻ em và các hình thức ngược đãi khác cũng phổ biến hơn trong các gia đình sống trong cảnh nghèo khó, cha mẹ còn quá trẻ, những người lạm dụng ma túy hoặc rượu.

 

Dấu hiệu và triệu chứng


Trẻ bị lạm dụng cần được hỗ trợ và điều trị đặc biệt càng sớm càng tốt. (Ảnh: ITN).


Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhận ra khi một đứa trẻ bị lạm dụng. Trẻ bị ngược đãi thường ngại kể cho người khác nghe vì nghĩ mình sẽ bị khiển trách hoặc sẽ không ai tin mình. Đôi khi trẻ im lặng vì người bạo hành là người chúng rất yêu quý, hoặc vì sợ hãi.

 

Cha mẹ cũng có xu hướng bỏ qua các dấu hiệu và triệu chứng lạm dụng vì khó tin rằng điều đó có thể xảy ra hoặc họ sợ nếu bị mọi người phát hiện.

 

Tuy nhiên, trẻ bị lạm dụng cần được hỗ trợ và điều trị đặc biệt càng sớm càng tốt. Trẻ em tiếp tục bị lạm dụng hoặc bị bỏ mặc để tự giải quyết tình huống càng lâu thì chúng càng khó có khả năng chữa lành và phát triển tối ưu về thể chất cũng như tinh thần.

 

Hậu quả lâu dài


Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi phải chịu tổn hại về sức khỏe tinh thần nhiều hơn là sức khỏe thể chất.

 

Lạm dụng tình cảm và tâm lý, lạm dụng thể chất và bị bỏ rơi khiến trẻ không có được công cụ cần thiết để đối phó với căng thẳng và học các kỹ năng mới để trở nên kiên cường, mạnh mẽ và thành công.

 

Vì vậy, một đứa trẻ bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi có thể có nhiều phản ứng khác nhau và thậm chí có thể trở nên trầm cảm, có hành vi tự sát hoặc bạo lực.

 

Khi lớn lên, các em thường gặp khó khăn trong học tập, dễ có nguy cơ sử dụng ma túy hoặc rượu, từ chối kỷ luật hoặc lạm dụng người khác. Khi trưởng thành, chúng có thể gặp khó khăn trong hôn nhân và tình dục, trầm cảm hoặc có hành vi tự tử.

 

Không phải tất cả trẻ em bị lạm dụng đều có phản ứng nghiêm trọng. Thông thường trẻ càng nhỏ thì thời gian lạm dụng càng kéo dài. Mối quan hệ của trẻ với kẻ bạo hành càng gần gũi thì ảnh hưởng sức khỏe tâm thần sẽ càng nghiêm trọng.

 

Cách ngăn ngừa lạm dụng trẻ



 

Những lý do chính dẫn đến việc ngược đãi trẻ em trong gia đình về thể chất và tâm lý thường là do cha mẹ cảm thấy bị cô lập, căng thẳng và thất vọng.

 

Cha mẹ cần được hỗ trợ và cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt để nuôi dạy con một cách có trách nhiệm.

 

Họ cần được dạy cách đối phó với cảm giác thất vọng và tức giận của chính mình mà không trút chúng lên con cái.

 

Trẻ bị ngược đãi cũng cần sự đồng hành của những người lớn khác, những người sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ chúng trong thời điểm khủng hoảng.

 

Các nhóm hỗ trợ thông qua các tổ chức cộng đồng địa phương thường là những bước hữu ích đầu tiên giúp giảm bớt sự cô lập hoặc thất vọng mà cha mẹ có thể đang trải qua.

 

Những bậc cha mẹ từng bị ngược đãi khi còn nhỏ đặc biệt cần được hỗ trợ. Đối mặt, giải quyết và chữa lành sức khỏe tinh thần của cha mẹ cần rất nhiều sự can đảm. Nhưng đây thường là cách tốt nhất để giảm nguy cơ truyền lại hành vi lạm dụng trong quá khứ cho thế hệ trẻ em tiếp theo.

 

Giám sát và tham gia vào các hoạt động của con bạn là cách tốt nhất để ngăn ngừa lạm dụng thể chất và tình dục bên ngoài nhà.

 

Hãy chú ý cẩn thận đến những phản ứng của con đối với trải nghiệm ở trường và hoặc nơi giữ trẻ. Luôn điều tra hoặc để ý xem con có kể với bạn rằng chúng đã bị ngược đãi hay chúng có những thay đổi hành vi đột ngột không giải thích được hay không.

 

Mặc dù bạn không muốn làm con sợ hãi nhưng bạn có thể dạy một số quy tắc an toàn cơ bản theo cách không đe dọa.

 

Dạy con giữ khoảng cách với người lạ, không la cà ở những nơi xa lạ, nói "không" khi ai đó yêu cầu chúng làm điều gì đó mà chúng không muốn làm.

 

Yêu cầu con luôn nói với bạn nếu ai đó làm tổn thương con hoặc khiến con cảm thấy tồi tệ, ngay cả khi người đó là người mà con biết.

 

Theo Afamily.vn

Theo healthychildren.org

Theo Giáo dục và thời đại

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 6 bước đơn giản dạy con tiết kiệm (4/1)
 Dạy con biết chia sẻ - Kỹ năng không thể thiếu (28/12)
 Dấu hiệu trẻ đang nói dối và cách xử lý (28/12)
 Con gái lớn suốt ngày đánh em, bố mẹ nghĩ ra "chiêu độc" khiến bé hứa nhất quyết không tái phạm (22/12)
 Vai trò của gia đình khi dạy trẻ biết 'tôn sư trọng đạo' (22/12)
 Bất lực vì con gái nổi loạn tuổi dậy thì (16/12)
 Cách dạy con tiết kiệm, không lãng phí thức ăn (16/12)
 5 sai lầm nhiều cha mẹ thường mắc phải khi dạy con (16/12)
 Đừng tạo áp lực cho trẻ! (11/12)
 Con phạm lỗi, xử lý thế nào để ‘sai vẫn yêu’ và giúp con trưởng thành? (11/12)
 Trẻ hay bị đánh đòn và không bị đánh đòn lớn lên sẽ có 3 điểm khác nhau rõ rệt, bố mẹ cần lưu ý! (11/12)
 5 điều cha mẹ càng cấm đoán, con càng muốn làm (11/12)
 Trẻ được rèn 3 điều này từ nhỏ, lớn lên sẽ rất khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa (5/12)
 Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ ngoan ngoãn bất chấp thách thức tiền bạc? (5/12)
 Học cách làm bạn với con tuổi teen (29/11)
 Gợi ý điều nên làm khi kỷ luật đứa trẻ hư (27/11)
 Nếu bạn dạy con được điều này, đi tới đâu bé cũng sẽ được mọi người yêu thương (27/11)
 5 điều cần dạy trẻ thuộc lòng để phòng tránh lạc đường (23/11)
 4 cách nhẹ nhàng xử lý cơn giận ở trẻ (23/11)
 4 điều đặc biệt chú ý khi nuôi dạy đứa trẻ nhạy cảm (18/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i