Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Cách hữu hiệu thay đổi trẻ lười biếng

 

 

Nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt với câu hỏi này hầu như mỗi ngày vì lý do đơn giản: Trẻ em là một trong những đối tượng đam mê trì hoãn nhất thế giới.

 

Để hiểu hành vi của con, trước tiên bạn phải hiểu tính trì hoãn ở trẻ hoạt động như thế nào. (Ảnh: ITN)


Việc phải lặp đi lặp lại các hướng dẫn - mà không đi đến đâu - thường làm bạn thấy thất vọng, và sự thất vọng đó có thể khiến bạn đưa ra quyết định hoặc phản ứng theo những cách mà sau này bạn sẽ hối hận.

 

"Thúc ép con mạnh hơn" có phải là chiến lược hiệu quả nhất? Hay "để con trải nghiệm hậu quả từ hành động của mình" là một cách tiếp cận phù hợp hơn?

 

Bất kể bạn chọn chiến lược nào, việc đối phó với một đứa trẻ liên tục cần được thúc đẩy sẽ khiến bạn mệt mỏi. Để hiểu hành vi của con, trước tiên bạn phải hiểu tính trì hoãn ở trẻ hoạt động như thế nào.

 

Dưới đây là 5 chiến lược để dịch chuyển một đứa trẻ lười biếng một cách hiệu quả.

 

Cho con những lựa chọn hạn chế

 

Đưa ra những lựa chọn hạn chế cho con sẽ mang lại một cấu trúc nhưng cũng cho phép con tham gia vào việc ra quyết định.

 

Ví dụ, thay vì bảo con làm điều gì đó ("đến giờ làm bài tập về nhà rồi đấy" hoặc "đi làm bài tập về nhà đi)", bạn có thể nói "con sẽ làm bài tập về nhà ngay sau bữa ăn nhẹ phải không"? "con sẽ đánh răng ngay bây giờ hay sau 5 phút nữa?"

 

Mẹo hữu ích: Đặt chuông báo thức sau 5 phút là một công cụ mạnh mẽ đối với con - "ngay khi chuông báo thức reo, đã đến lúc con phải đi đánh răng".

 

Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được những tranh cãi về lý do tại sao em bé hơn không phải đánh răng.

 

Khi áp dụng những lựa chọn có giới hạn, điều quan trọng là bạn phải cứng rắn và cho con biết rằng quyết định của con được tôn trọng.

 

Đừng gọi con là "đứa trẻ lười biếng"

 

Thực tế, lời nói đã được chứng minh là những lời tiên tri tự ứng nghiệm. Bạn càng gọi con mình là "lười biếng" thì khả năng chúng bắt đầu coi đặc điểm này là "tự nhiên và bẩm sinh" càng cao và do đó chúng sẽ ít nỗ lực hơn để vượt qua sự trì hoãn của mình.

 

Nếu bạn thấy con mình là "kẻ lười biếng", bạn sẽ khó thay đổi suy nghĩ, rằng chúng là người cần sự giúp đỡ cụ thể và đề xuất sự giúp đỡ cần thiết.

 

Đặt giới hạn

 


Đặt chuông báo thức sau 5 phút là một công cụ mạnh mẽ đối với con. (Ảnh: ITN).


Lựa chọn thứ hai mang lại hiệu quả là đặt khung thời gian và yêu cầu con quyết định khi nào chúng sẽ thực hiện một nhiệm vụ/hành động nhất định.

 

Việc đặt ra các giới hạn thích hợp mang lại cho con cơ hội đưa ra quyết định trong một cấu trúc rất rộng:

 

Con có thể xem TV/chơi trò chơi điện tử nhưng chỉ sau khi làm xong bài tập về nhà (đặt giới hạn).

 

Con có thể chọn váy đỏ hoặc váy xanh (cho ít lựa chọn hơn).

 

Con có thể làm bài tập về nhà/tắm bất cứ khi nào con thích nhưng phải làm xong trước 6 giờ chiều. (đặt giới hạn)

 

Cách tiếp cận này giúp con cảm thấy mình là người tham gia tích cực hơn vào quá trình ra quyết định.

 

Hãy cho con biết về những kỳ vọng của bạn

 

Lời nói của trẻ tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên, khi bạn nói với con rằng con có thể chọn bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào, hãy nói rõ con có thể chọn bao nhiêu hoạt động. Khi bạn cho con mình nhiều lựa chọn, hãy chắc chắn rằng bạn có thể chấp nhận bất cứ điều gì chúng chọn.

 

Khen thưởng thay vì trừng phạt

 

 


Nếu bạn đang đối mặt với một đứa trẻ lười biếng, phần thưởng có thể giúp thúc đẩy chúng thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động mà chúng không muốn.

 

Nhưng điều quan trọng là tránh hối lộ con. Để phần thưởng có tác dụng, bạn phải áp dụng nó một cách thích hợp.

 

Ví dụ, trẻ nhỏ hơn thường thích những phần thưởng bé xinh và ngay lập tức hơn là những phần thưởng lớn hơn nhưng bị trì hoãn. Điều này có liên quan đến thực tế là, thời gian trì hoãn càng lâu thì trẻ sẽ càng ít coi trọng phần thưởng.

 

Do đó, bạn nên đề xuất các phần thưởng nhỏ hơn và ngay lập tức. Đây là một cách tiếp cận vô cùng hiệu quả.

 

Đối phó với trẻ lớn hơn sẽ phức tạp hơn vì cha mẹ không thể và không nên kiểm soát mọi thứ. Những cuộc tranh giành quyền lực thường bắt đầu xảy ra với những đứa trẻ ở tuổi thanh thiếu niên. Tuy vậy, điều này sẽ mang lại bài học quý giá.

 

Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng, khi cha mẹ tham gia và can thiệp quá nhiều, trẻ có xu hướng phụ thuộc và quen với việc người khác đưa ra quyết định thay mình.

 

Theo Afamily.vn

Theo Giáo dục và thời đại 

Theo raising-independent-kids.com

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 8 mẹo hữu ích dạy trẻ về tiền (11/3)
 8 cách làm bạn với con tuổi teen nổi loạn (11/3)
 Cách bố mẹ tạo ranh giới không thể vượt qua cho con trẻ (6/3)
 Phải làm gì khi phát hiện con đang bị quấy rối qua mạng? (6/3)
 3 kiểu gia đình này rất dễ nuôi dạy nên những đứa trẻ bị trầm cảm: Hy vọng bạn không nằm trong số đó! (6/3)
 Những kiểu trẻ này khi còn nhỏ có vẻ thông minh nhưng khi lớn lên hầu hết là vô dụng, đừng quá vui mừng (26/2)
 Dám để con đối diện với 4 điều khó khăn này, cha mẹ đang giúp con có tương lai nhàn hạ, sung sướng (26/2)
 Những điều bố mẹ cần tránh khiến con xấu hổ nơi công cộng (19/2)
 9 bí quyết cha mẹ cần trang bị và đồng hành cùng con trong năm 2024 (19/2)
 Dạy con kỹ năng cần thiết khi chơi với bạn khác giới (29/1)
 Giúp con phát triển thói quen quản lý chi tiêu (26/1)
 6 điều mẹ nhất định phải dạy con gái để bé coi trọng bản thân, độc lập, vững vàng trong tương lai (26/1)
 Nói nhiều lần nhưng con vẫn bỏ ngoài tai, cha mẹ hãy áp dụng ngay tuyệt chiêu này (22/1)
 Đừng bạo hành con bằng nỗi đau của mình (22/1)
 Mẹo đơn giản giúp con cởi mở, thổ lộ mọi chuyện với cha mẹ (17/1)
 3 thời điểm quan trọng con cái cần cha mẹ ủng hộ, nếu không con có thể tự ti suốt đời (17/1)
 3 khuyết điểm thường thấy ở đứa trẻ hay bị cha mẹ la mắng (12/1)
 Dạy trẻ kỹ năng ứng phó với biến động, thích nghi với thay đổi (12/1)
 Cha mẹ cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ trẻ bị lạm dụng? (4/1)
 6 bước đơn giản dạy con tiết kiệm (4/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i