Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Làm gì khi trẻ ngã đập đầu?

 

Con em ba tuổi, bị té đập đầu, vùng cạnh tai phải sưng bằng quả trứng gà. Bé đau và khóc, sau đó ăn uống, sinh hoạt bình thường.


Bé có bị tụ máu trong não không? (Trà My, 34 tuổi, Quảng Nam)

 

Trả lời:


Trẻ ngã đập đầu, đau, khóc một lúc là phản ứng bình thường. Sau ngã, trẻ vẫn chơi, ăn uống, đi lại, vận động như mọi ngày, phụ huynh chỉ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong 24-48 giờ, chưa cần chụp CT não. Tuy nhiên, trẻ ngã va đập ở đầu nên được bác sĩ khám sớm để tìm dấu hiệu chấn thương. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ dấu hiệu trở nặng vì trẻ chưa có khả năng nhận biết khi cơ thể bất thường.

 

Trẻ té ngã thường có phản ứng đau, khóc. Ảnh minh họa: Freepik


Tai nạn ngã, chấn thương ở vùng đầu dễ xảy ra ở trẻ em, nhất là độ tuổi từ 4 tháng đến 4 tuổi, khi bé lật, tập bò, đi, vui đùa, chạy nhảy... Trường hợp không may xảy ra chấn thương vùng đầu, phụ huynh nên bình tĩnh, kiểm tra, rửa sạch vết thương, dùng gạc cầm máu nếu vùng da đầu trầy xước chảy máu. Khi trẻ bị sưng, bầm, cha mẹ nên chườm đá lạnh ngay chỗ sưng trong 15-20 phút giúp con bớt đau. Nếu bé vẫn còn sưng, bầm, phụ huynh tiếp tục chườm thêm 2-3 lần trong ngày.

 

Hầu hết tai nạn do té, chấn thương vùng đầu, chủ yếu nhẹ, gây sưng, chảy máu do rách da đầu. Một số biến chứng ít gặp như nứt xương sọ, chấn động não. Tùy vào mức độ chấn thương nhẹ, nặng nhất có thể gây xuất huyết não. Biến chứng nguy hiểm này có thể xảy ra chậm sau một vài ngày hoặc vài tuần ảnh hưởng đến tri giác, thần kinh.

 

Phụ huynh nhận biết một số biểu hiện nguy hiểm sau khi trẻ ngã đập đầu như ngất, nôn ói nhiều lần, có dấu hiệu tê, yếu liệt tay chân đi không vững. Đồng thời, bé lừ đừ mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt kéo dài, khóc nhiều cần phải đưa đến bệnh viện khám ngay. Với những biểu hiện trên, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT, MRI não kiểm tra, đánh giá mức độ chấn thương, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.

 

Rất khó để phòng ngừa tai nạn té ngã ở trẻ em, song phụ huynh lưu ý một số điều dưới đây để hạn chế, bảo vệ trẻ.

 

Ưu tiên cho trẻ nhỏ nằm giường thấp, hạn chế ngủ võng. Phòng sinh hoạt của trẻ nên giảm đồ vật góc cạnh hoặc các kệ tủ cao có nguy cơ đổ sập khi bé leo trèo. Phụ huynh nên trải thảm xốp mềm quanh phòng, đầu giường nhằm giảm nguy cơ va đập khi con tập bò, tập đi.

 

Với trẻ đã biết đi, phụ huynh nên trang bị dép chống trơn trượt. Trẻ lớn 3-5 tuổi cần đội mũ bảo hiểm khi tập xe đạp, chơi patin hoặc các môn thể thao dễ va đập. Thời điểm này, phụ huynh cũng cần giáo dục con về mối nguy hiểm các trò leo trèo, rượt đuổi nhau.

 

Theo Vnexpress.net

BS.CKII Dương Anh Dũng
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 lý do thường gặp khiến trẻ khó ngủ (6/3)
 5 lầm tưởng về dinh dưỡng cho trẻ (26/2)
 Vitamin C tăng hàng rào miễn dịch cho trẻ em (26/2)
 Ba mẹ lơ là chuyện ăn uống, sinh hoạt đúng giờ của con trong ngày lễ Tết khiến trẻ dễ ốm hơn (19/2)
 Tại sao trẻ em nông thôn lại được uống nước cơm? (19/2)
 Những trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối tiêu (29/1)
 5 món ăn giữ ấm cơ thể con giúp mẹ "thổi bay" nỗi lo nơm nớp con cảm lạnh trong những ngày trời rét (26/1)
 Cách giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh (26/1)
 Mẹo hiệu quả giúp trẻ uống nhiều nước hơn (22/1)
 7 thói quen giúp trẻ sống khỏe (17/1)
 Loại nước uống khiến trẻ dậy thì sớm (17/1)
 Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ khi trời chuyển lạnh (12/1)
 4 sai lầm khi rửa bình sữa khiến trẻ dễ bị mắc bệnh (4/1)
 Sau khi trẻ được 1 tuổi, bạn nên chú ý 5 thay đổi trong chế độ ăn của trẻ (4/1)
 Có nên cho trẻ ăn muối sớm, ăn bao nhiêu mới là phù hợp? (28/12)
 Chăm sóc trẻ từ 1-3 tuổi cần làm 4 việc, biết càng sớm càng có lợi cho sự phát triển của trẻ (28/12)
 Nguyên tắc "4 ấm, 1 lạnh" giữ ấm cho trẻ (22/12)
 Trời rét, ăn gì để phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ? (22/12)
 Tác hại của màn hình cảm ứng đối với trẻ nhỏ (16/12)
 Dù thời tiết có lạnh đến mấy cũng đừng làm 4 điều này, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ (16/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i