Xã hội
   Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em: Yêu cầu ngày càng cấp thiết
 
 
Trẻ em rất cần được chăm sóc và bảo vệ. Ảnh: Phúc Anh
Ngày 7-3, tại cuộc hội thảo tổng kết Dự án phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em do UNICEF tài trợ, Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam đã thông báo những con số thống kê mới nhất gây lo lắng cho nhiều người.

Lời cảnh báo từ những con số!

Năm 2007 cả nước xảy ra 961.979 trường hợp TNTT đối với trẻ em từ dưới 19 tuổi, trong đó làm tử vong 7.798 trẻ em( tính trung bình mỗi ngày có hơn 20 trẻ em tử vong). Cũng theo báo cáo này thì vùng Đông Nam bộ có số lượng cũng như tỷ suất mắc và tử vong cao nhất với số lượng 320.067 trường hợp, tỷ suất mắc là 2.906 người/100.000 dân và tỷ suất tử vong là 26,84 người/100.000 dân. Khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ suất mắc giảm và thấp nhất trong số 8 vùng sinh thái là 702 người/100.000 dân. Tỷ suất tử vong trẻ em do TNTT thấp nhất thuộc về khu vực Bắc Trung bộ là 4,11 người/100.000 dân.

Trước đó tại "Diễn đàn tiếng nói trẻ em về phòng, chống tai nạn thương tích" diễn ra ở Hà Nội, ngày 25-2, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã công bố kết quả điều tra về chấn thương ở nước ta. Theo kết quả này, có khoảng 70% số ca tử vong trẻ em hơn một tuổi là do tai nạn TNTT. Tình hình TNTT ở trẻ em nước ta đang có xu hướng tăng cao, trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Các TNTT thường gặp ở trẻ em dù đã được cảnh báo thường xuyên nhưng vẫn không hề suy giảm là tai nạn giao thông, bỏng, ngộ độc, chết đuối, ngã từ độ cao, điện giật, nuốt phải dị vật, tự tử, bạo lực… Chỉ riêng thống kê tại Bệnh viện Việt-Đức (Hà Nội) năm 2007 trong số TNTT, trẻ em dưới 15 tuổi đã có 1.637 trường hợp do tai nạn giao thông, 1.596 ca do lực cơ học tác động và 405 ca do ngã từ độ cao. Còn tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận trong năm 2007 có 296 vụ ngộ độc của trẻ em thì có tới 134 trường hợp là do trẻ em tự tử.

Ngoài việc gây tử vong nó còn dẫn đến những hậu quả lâu dài như thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng lao động, hao tổn các chi phí chữa trị, phục hồi chức năng, gây đau đớn, gánh nặng cho gia đình, bạn bè hoặc cả xã hội.

Mô hình cộng đồng an toàn hay từng gia đình an toàn?

Đó là tên một chương trình xây dựng cộng đồng an toàn với những tiêu chí nhằm bảo đảm sự an toàn tối đa trong phòng, chống đã được áp dụng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam mô hình này cũng đã được triển khai tại hơn 100 xã, phường nhưng đến nay có rất ít xã, phường được công nhận tiêu chuẩn này. Lý do chúng ta không thực hiện được do còn quá nhiều sự khác biệt, khoảng cách trong tập quán, điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất, nền tảng giáo dục, hệ thống giám sát, điều trị… Cũng theo UNICEF thì hơn 70% các vụ ở trẻ em là do không có chủ ý, sơ suất nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tuy khó khăn trong việc áp dụng những cách làm chuẩn của thế giới, với những chương trình mang tính vĩ mô nhưng chúng ta vẫn có thể phòng, chống bằng chính những hiểu biết và sự thay đổi trong điều kiện sinh hoạt hằng ngày.

Những bất bình đẳng về kinh tế - xã hội cũng làm trầm trọng hơn tác động của tình trạng thương tích ở trẻ em. Kết quả phân tích tình hình thương tích của trẻ em trong những năm gần đây cho thấy trẻ em ở những gia đình nghèo nhất thì hay bị thương tích hơn so với trẻ em ở những gia đình khá giả. Điều này có thể dễ hiểu bởi trẻ em sống trong những gia đình nghèo thường không được quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ những kỹ năng tự bảo vệ cũng như nhận được nhiều sự che chở, bảo vệ từ người lớn. Bà Hoàng Thu Lan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng (Cefacom) cho biết, trẻ em ở Việt Nam rất thiếu và yếu trong các kỹ năng sống và tự bảo vệ thân thể. Bởi ngay chính sự giáo dục trong hệ thống và tại gia đình cũng rất mơ hồ và hạn chế đối với kiến thức phòng, chống cho các em, điều này dẫn đến tỉ lệ TNTT trẻ em càng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỉ lệ chết trẻ em.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, quy mô dân số nước ta đến năm 2010 đạt mức 86,44 triệu người , trong đó trẻ em dưới 16 tuổi khoảng 29,37 triệu, chiếm 34% dân số, điều này đồng nghĩa với nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em của chúng ta càng cấp thiết và nặng nề hơn để bảo đảm cho chính chất lượng dân số và tương lai của đất nước. Trong khi chưa có đủ điều kiện để xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh và hiệu quả trong phòng, chống TNTT cho trẻ em hay một mô hình cộng đồng an toàn rộng khắp và thiết thực. Thì chính mỗi bậc phụ huynh trong gia đình, mỗi người lớn trong xã hội cần tự xây dựng năng lực, kiến thức và kỹ năng cho bản thân mình để tham gia tích cực vào giáo dục và bảo vệ trẻ em phòng, chống TNTT.

( Theo Quân đội Nhân Dân )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Citibank hỗ trợ 244 triệu đồng cho dự án dạy nghề trẻ em đường phố (8/3)
 Trò 'mất tích', cô giáo không hay biết (7/3)
 Ao công không người quản lý (7/3)
 Trẻ sinh vào mùa Xuân và mùa Đông sẽ thông minh (7/3)
 Dự báo bệnh trẻ em tháng 3 năm 2008 (6/3)
 Phụ huynh lo lắng vì nhiều trẻ tử vong sau tiêm văcxin (6/3)
 21 tỉnh được hỗ trợ để đổi mới quản lý giáo dục (6/3)
 Nhiều lộn xộn tại phố Quan Nhân (6/3)
 Không nên dùng thuốc trị béo phì cho trẻ (5/3)
 Hướng dẫn thực hiện khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi (5/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i