Mang thai và sinh đẻ
   Mang thai ảnh hưởng đến cột sống và hình thể thế nào?
 

Các thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai nếu không được phục hồi hoàn toàn sau khi sinh sẽ trở thành bệnh lý và ảnh hưởng đến vùng thắt lưng, khung chậu.

Ngày 12/5, BS. Calvin Q Trịnh, Trưởng Đơn vị hiệu chỉnh cơ xương khớp - Bệnh viện 1A (TPHCM), cho biết vừa qua đã điều trị cho một nữ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ và thắt lưng, cột sống cổ mất đường cong sinh lý và khung chậu xoay trước.

Theo đó, bệnh nhân là chị N.T.B.T. (Việt kiều Úc) đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng đau căng, mỏi. Thậm chí, trong lúc chờ khám, cứ khoảng ngồi khoảng 5 phút là bệnh nhân đau căng, mỏi khó chịu phải nằm chút rồi ngồi dậy.

Theo chị T., cách đây 9 năm, khi mang thai con đầu lòng và sau khi sinh thì thấy cột sống nhức mỏi. Tuy nhiên do nghĩ đây chỉ là triệu chứng sinh lý bình thường nên không khám hay điều trị. 3 năm sau, sau khi mang thai rồi sinh con thứ hai, chị thấy tình trạng đau mỏi thắt lưng nhiều hơn, kèm đau cổ vai gáy nên bắt đầu để ý. Chị đi massage, đến các phòng nắn khớp để nhằm cải thiện tình trạng trên.

Do có tiệm bán bánh mì nên chị T. phải đứng buôn bán thường xuyên. Vì thế dù đã đi chữa xoa bóp và nắn khớp nhưng bệnh bớt chút rồi bị lại ngay và triệu chứng ngày càng tăng.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh

Tại Đơn vị hiệu chỉnh cơ xương khớp - Bệnh viện 1A, qua khám lâm sàng qua các tư thế khám đặc biệt, bác sĩ thấy bệnh nhân bị mất cân bằng cơ vùng cổ vai gáy, bờ vai cong ra trước, bệ ngực hõm vào trong, cổ nghiêng và đầu nhô ra trước, lưng gù, mất đường cong sinh lý cột sống cổ. Bên cạnh đó, khung chậu xoay trước làm cho thắt lưng tăng ưỡn quá mức, bụng phình ra xấu dù cơ địa gầy mảnh mai. Khung chậu bất đối xứng lệch bên, các điều này làm thay đổi áp lực lên cột sống thắt lưng gây đau căng mỏi.

Cận lâm sàng, trên phim MRI cho thấy các thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ và thắt lưng, cột sống cổ mất đường cong sinh lý và khung chậu xoay trước.

Bệnh nhân sau đó được thực hiện chế độ tập hiệu chỉnh cơ liên tục sáng chiều trong thời gian 7 ngày, kịp thời gian quay trở lại Úc theo lịch trình. Chỉ sau 3 buổi tập việc căng mỏi cơ được cải thiện rõ rệt và giảm đau nhiều.

Thay đổi sinh lý dễ thành bệnh lý

BS.Calvin Q Trịnh, Trưởng Đơn vị hiệu chỉnh cơ xương khớp - Bệnh viện 1A cho biết, căng cơ, dây chằng và thay đổi áp lực lên các khớp đốt sống vùng thắt lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai. Đặc biệt vào các tháng cuối thai kỳ, thai lớn và trọng lượng tử cung nặng đè lên khung chậu, làm khung chậu xoay trước, thắt lưng quá ưỡn. Để giữ trọng tâm thăng bằng, cơ thể buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau, gối và bàn chân mở (xoay ngoài) sang 2 bên. Điều này khiến cho các cơ vùng lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến bị căng cơ, nhức mỏi cơ, căng dây chằng, đau lưng.


Để chuẩn cho sự chào đời của em bé, những tháng cuối cơ thể mẹ bầu tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng, giãn các khớp xương chậu. Các khớp vùng chậu trở nên linh hoạt hơn và sẵn sàng giãn rộng đến mức tối đa để em bé có thể chui lọt qua khi mẹ "lâm bồn". Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra triệu chứng đau lưng, đau khung chậu, đau mào chậu, tách rộng tổn thương dây chằng khớp mu hay cùng chậu sau sinh, lệch vẹo khung chậu.

Cơ thể phụ nữ có những thay đổi sinh lý khi mang thai

Các thay đổi như trên trong thai kỳ là sinh lý, tuy nhiên theo bác sĩ Calvin Q Trịnh, sau sinh nếu cơ thể không phục hồi hoàn toàn sẽ trở thành bệnh lý và ảnh hưởng đến vùng thắt lưng, khung chậu về sau. Các biểu hiện thường gặp như bàn chân xoay ngoài, thay đổi dáng đi, chân vòng kiềng, khung chậu xoay trước bụng phình phệ ra, thắt lưng quá ưỡn, luôn đau mỏi vùng thắt lưng... lâu dài dẫn đến thoái hóa và viêm các khớp cột sống thắt lưng và khung chậu.

Nhằm giảm bớt tình trạng đau cột sống ở phụ nữ mang thai, bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên mang giày đế bằng, đế mềm, tư thế nằm ngồi thoải mái, thường ngồi ngửa và nằm nghiêng với các gối êm hay nệm mỏng hỗ trợ. Bên cạnh đó, tránh hạn chế động tác cúi người, khi nhặt đồ vật dưới đất nên gập gối và cổ chân và giữ thẳng trục cơ thể; xoa bóp nhẹ cột sống hoặc chườm nóng lạnh.

"Trong trường hợp đau vẫn tiến triển thì nên đi khám đúng chuyên khoa. Sau sinh chị em nên thực hiện trị liệu phục hồi chức năng sau sinh chuyên biệt để tránh việc đau cột sống, sa tử cung, sa bàng quang, âm đạo, tiêu tiểu són và lệch vẹo hình thể về sau", bác sĩ lưu ý.

Theo Afamily.vn

Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 6 mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu an toàn không dùng thuốc (27/8)
 Bà bầu xông lá giải cảm có được không? Những điều mẹ bầu nên biết (27/8)
 Loạt trái cây thơm ngon vào mùa, mẹ bầu không thể bỏ lỡ nhưng ăn thế nào mới tốt cho sức khỏe? (24/8)
 Đang mang bầu, nếu nước tiểu của mẹ có 2 dấu hiệu này, đừng làm ngơ (24/8)
 Bà bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng tới thai nhi không? (14/8)
 Bà bầu bị tay chân miệng có sao không? (7/8)
 Bà bầu bị cảm lạnh có uống trà gừng được không? (7/8)
 Mẹ bầu nhớ chăm chỉ làm 4 việc trong thai kỳ, em bé sẽ thông minh hơn (3/8)
 Bác sĩ chỉ cách phòng ngừa loại nấm gây viêm, ngứa ở phụ nữ mang thai (3/8)
 Mẹ bầu ho nhiều về đêm, chữa trị như thế nào? (28/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i