Chế độ dinh dưỡng
   Phục hồi trẻ suy dinh dưỡng.
 

Các chuyên gia dinh khuyên dùng các loại hạt nảy mầm để nấu bột, cháo cho trẻ vì chúng chứa men amylaza, làm tăng lượng bột trẻ ăn được mà không gây tức bụng.

Trẻ suy dinh dưỡng kéo dài không những chậm phát triển thể chất mà còn bị ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận, nhất là khi suy dinh dưỡng nặng.

Do thiếu protein, các tổ chức cơ thể bị phá hủy để bù đắp lại sự thiếu hụt đó, albumin huyết tương giảm, các protein vận chuyển giảm làm thiếu hụt các vitamin tan trong mỡ, protein gắn retinal giảm gây thiếu vitamin A - một trong những nguyên nhân làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Chế độ ăn của trẻ thường thiếu mỡ, hoặc do rối loạn tiêu hóa, trẻ không hấp thu được mỡ. Tình trạng này gây ứ mỡ ở gan, dẫn đến gan thoái hóa mỡ. Khi phục hồi dinh dưỡng thì sự ứ mỡ trong gan sẽ hết sau 3 tuần và gan trở về bình thường.

Ở trẻ suy dinh dưỡng, đáp ứng miễn dịch giảm nên trẻ hay bị tiêu chảy và mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác. Các cơ quan tim, thận, dạ dày, ruột... đều hoạt động yếu hơn bình thường. Sự phát triển của não dễ bị ngừng trệ, nhất là khi suy dinh dưỡng sớm, dẫn đến chậm phát triển tinh thần, vận động.

Chế độ ăn để phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên tắc là tăng dần calo/kg từ 90 lên 150 kcalo/kg mỗi ngày.
Tăng dần lượng protein từ 2 g/kg lên 5-7 g/kg mỗi ngày. Về protein, nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… Ngoài ra, có thể dùng các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng. Tăng đậm độ năng lượng của khẩu phần ăn bằng cách dùng dầu, mỡ.

Ở nước ta cũng như một số nước đang phát triển, thức ăn dùng để bổ sung cho trẻ thường dựa vào nguồn thực phẩm giàu tinh bột như gạo, mì, ngô, khoai... Tinh bột trong các loại thức ăn này khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ trương nở, liên kết với nước trở thành dạng đặc sánh làm trẻ rất khó nuốt. Trẻ suy dinh dưỡng lại càng khó nuốt hơn vì vốn chán ăn. Để khắc phục tình trạng này, có thể thêm dầu, mỡ vào khẩu phần, nhưng cho nhiều thì trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa.

Gần đây đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về các hạt nảy mầm từ ngũ cốc và đậu đỗ, với mục đích sử dụng men amylaza được tạo thành trong quá trình hạt nảy mầm. Men này thủy phân tinh bột, làm bột lỏng ra nên có thể tăng lượng bột lên mà thể tích và độ lỏng không thay đổi. Trẻ ăn hết khẩu phần mà không bị tức bụng, hiệu suất chuyển hóa gluxit, protein tăng đáng kể. Ngoài ra, hạt nảy mầm còn cung cấp thêm một số vitamin, các vi chất dinh dưỡng có tác dụng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Hạt nảy mầm gồm đỗ, ngô, lúa, giá đậu xanh. Với bát bột 200 ml, chúng có thể làm tăng lượng bột lên 2-3 lần mà giữ nguyên độ lỏng.

 Theo nguồn tin:Sức Khỏe & Đời Sống


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bổ sung vitamin cho trẻ một cách hợp lý (9/5)
 Món ăn dành cho trẻ em bị thiếu máu ( Phần 2 ) (7/3)
 Những món dành cho trẻ bị thiếu máu (28/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i