Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Bạn biết gì về bệnh táo bón?

 

Quan niệm phổ biến là táo bón có liên quan đến việc trẻ có chế độ ăn uống kém đặc biệt là thiếu chất xơ và không uống đủ nước.


Hiếm khi táo bón ở trẻ em có thể liên quan đến tình trạng không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng. Ảnh minh họa: INT


Tuy nhiên, không ít bằng chứng nghiên cứu cho thấy, điều này có thể không đúng với một số trẻ em.

 

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời. Bởi, đó là thời kỳ trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng cũng như hoạt động nhiều. Đó cũng là thời điểm trẻ học được những hành vi và thói quen có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành. Những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến ruột cũng như phần còn lại của cơ thể.

 

Táo bón được biết là ảnh hưởng đến khoảng 10% trẻ em. Nếu không được điều trị nhanh chóng, tình trạng này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Táo bón không phải lúc nào cũng dễ chẩn đoán ở trẻ em. Bởi, có nhiều triệu chứng táo bón khác nhau không phải lúc nào cũng dễ được nhận biết. Thực tế, không phải tất cả trẻ em bị táo bón đều đi tiêu khó hoặc không thường xuyên.

 

Chế độ không hợp lý


Trên thực tế, trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc táo bón. Tuy nhiên, theo thống kê tình trạng táo bón gặp nhiều hơn gấp 3 lần ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Cụ thể, trẻ dễ táo bón ở thời kỳ sau khi bắt đầu ăn dặm.

 

Ở thời kỳ ăn dặm, trẻ cũng dần đi vào nếp sinh hoạt ở một giờ nhất định, nên thời gian đại tiện cũng vậy. Tuy nhiên, do từ bú mẹ hoàn toàn, trẻ chuyển sang tập ăn dặm nên rất dễ bị táo bón vì chưa quen với các thức ăn. Mặt khác, cũng có thể do chế độ ăn, thực phẩm ít chất xơ, nên dễ bị táo bón hơn.

 

Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, đến lớp học..., môi trường mới xa lạ nên nhiều bé ngại xin phép cô giáo, hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện. Sau vài lần như thế, đại tràng sẽ giãn to. Khi đó, phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng, gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, cứng và khô.

 

Táo bón có thể gây đau bụng, đi ngoài ra phân dính. Trẻ bị táo bón cũng có thể chán ăn, hành vi kém, hoặc tâm trạng chán nản. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc đi học và mức độ tập trung. Đồng thời, bệnh có ảnh hưởng đến cả gia đình, đặc biệt nếu trẻ thường xuyên dính vết bẩn.

 

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, thường không thể tìm ra nguyên nhân cơ bản gây táo bón ở nhiều trẻ mắc bệnh này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, táo bón có thể có yếu tố di truyền hoặc các nguyên nhân khác chứ không phải do lượng chất xơ thấp.

 

Viện Quốc gia về sức khỏe và Lâm sàng xuất sắc (NICE) đã đưa ra hướng dẫn về táo bón ở trẻ em. Lời khuyên này và bằng chứng nghiên cứu củng cố nó đã được xem xét nhiều lần để xác định không có bằng chứng nào cho thấy rằng, việc cho trẻ ăn nhiều chất xơ sẽ tự cải thiện tình trạng táo bón. Vậy lời khuyên dành cho trẻ bị táo bón và gia đình là gì?

 

Điều trị táo bón ở trẻ em theo hướng dẫn của NICE liên quan đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng làm biện pháp can thiệp ban đầu. Thông thường, macrogol sẽ được thử trước tiên.

 

Trong đó, Cosmocol, Laxido và Movicol đều là những macrogol (thuốc điều trị táo bón) có thể được kê đơn cho trẻ em. Khi tình trạng táo bón của trẻ đã cải thiện thì phụ huynh cũng nên hỗ trợ trẻ thay đổi về lối sống. Điều này liên quan đến việc cung cấp thông tin về thực phẩm, đồ uống và việc đi vệ sinh theo chu trình khoa học, đơn cử thường ít nhất một lần một ngày sau bữa ăn.

 

Chế độ ăn, thực phẩm ít chất xơ có thể khiến trẻ dễ bị táo bón hơn. Ảnh minh họa: INT


Táo bón và uống nước


Trẻ bị táo bón cần được khuyến khích uống đủ nước mỗi ngày, phù hợp với độ tuổi, kích thước và mức độ hoạt động của các bé. Nếu uống không đủ nước mỗi ngày, cơ thể sẽ cố gắng giữ nước ở mức có thể.

 

Điều đó khiến phân khô, cứng hơn, góp phần gây táo bón. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy chỉ tăng lượng nước uống có thể điều trị táo bón ở trẻ em.

 

Lượng nước phù hợp cho trẻ là khoảng 600ml với các bé từ 7 - 12 tháng tuổi, 900ml cho trẻ 1 - 3 tuổi, 1.200ml cho trẻ 4 - 8 tuổi, 1.600ml cho bé gái từ 9 - 13 tuổi, 1.800ml cho bé trai từ 9 - 13 tuổi, 1.800ml dành cho bé gái từ 14 - 18 tuổi và 2.600ml dành cho bé trai từ 14 - 18 tuổi. Nếu trẻ rất hiếu động, thừa cân hoặc sống trong môi trường nóng bức thì chúng sẽ cần nhiều nước hơn mức khuyến nghị này.

 

Các chuyên gia gợi ý rằng, trẻ bị táo bón nên bổ sung lượng chất xơ tương tự như khuyến nghị cho từng lứa tuổi. Đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi là khoảng 15g chất xơ mỗi ngày; đối với trẻ từ 5 - 11 tuổi là khoảng 20g và đối với trẻ từ 11 - 16 tuổi là khoảng 25g.

 

Trẻ em nên ăn nhiều chất xơ từ trái cây và rau quả, bánh mì có nhiều chất xơ và ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt. Không nên cho trẻ ăn cám chưa qua chế biến vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi cũng như làm giảm khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng trong thức ăn.

 

Hiếm khi táo bón ở trẻ em có thể liên quan đến tình trạng không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng. Phổ biến nhất trong số này bao gồm không dung nạp các sản phẩm từ sữa hoặc gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

 

Tuy nhiên, trẻ em không nên loại bỏ các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm có chứa gluten khỏi chế độ ăn uống của mình mà không có lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

 

Nếu phụ huynh lo ngại rằng con mình có thể bị táo bón hoặc gặp vấn đề như dị ứng hay không dung nạp với một loại thực phẩm cụ thể, hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Từ đó, để được tư vấn, vì táo bón có thể xảy ra ở những trẻ không ăn đủ chất. Khi đó, việc thay đổi sang thói quen ăn uống lành mạnh và chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng chưa chắc sẽ khiến vấn đề được cải thiện.

 

Theo Afamily.vn

Theo BBuck

Theo Giáo dục và Thời đại

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ thường xuyên hắng giọng có thể mắc 2 căn bệnh này, nhiều cha mẹ không biết (17/1)
 Cứ 1.000 trẻ được sinh ra thì có 1-3 trẻ bị khiếm thính (12/1)
 Trẻ mắc bệnh hiếm do đột biến gen di truyền (12/1)
 Trẻ em có nên uống thuốc chống say tàu xe? (4/1)
 Trẻ béo phì mắc bệnh hô hấp dễ trở nặng (4/1)
 Cách phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ (28/12)
 9 dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em, cha mẹ nên biết sớm (28/12)
 Phòng bệnh về mắt cho trẻ (22/12)
 3 biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý, cha mẹ đừng làm ngơ (22/12)
 Trời trở lạnh, đề phòng bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ (16/12)
 Cảnh báo nhiều trẻ viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu (16/12)
 Viêm da cơ địa - bệnh thường gặp ở trẻ (11/12)
 Bé hai tuổi tử vong vì nhiễm virus bồ câu (11/12)
 Phải làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi? (11/12)
 Trẻ chậm nói có thể là dấu hiện của chứng rối loạn học tập (5/12)
 Thời tiết thay đổi, cẩn trọng bệnh sởi, thủy đậu ở trẻ nhỏ (5/12)
 Bất thường tinh hoàn ở trẻ (27/11)
 Những triệu chứng đột quỵ ở trẻ em cha mẹ lưu ý (27/11)
 Đề phòng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ nhỏ (23/11)
 Bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em được điều trị như thế nào? (23/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i