Sức khỏe và Phát triển
   Phòng tránh bệnh lao ở trẻ nhỏ
 

 

Lao là một bệnh truyền nhiễm và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới.

 


Trẻ em là nhóm dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm, trong đó có lao. Ảnh minh họa

 

Lao là một bệnh truyền nhiễm và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Bệnh do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.

Ước tính, 1/4 dân số thế giới nhiễm lao. Khoảng 10% nhiễm lao sẽ tiến triển thành bệnh lao. Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Lao kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng về y tế công cộng. Hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao (báo cáo của WHO năm 2020).

Trong số đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa. Điều đó nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.

Trao đổi về căn bệnh này, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có khoảng 9 triệu ca lao mới mỗi năm. Trong số đó có 10% là trẻ em".


Theo chuyên gia này, hằng năm, Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện và điều trị khoảng 70 đến 80 ca bệnh lao. Tập trung tại Bệnh viện Nhi Trung ương là những ca lao nặng, khó chẩn đoán. Trong đó gồm các thể Lao phổi - màng phổi (45%), Lao toàn thể (18%), Lao màng não (30%), Lao xương, Lao hạch. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ (<5 tuổi). Bệnh xảy ra trong vòng 2 năm sau tiếp xúc với nguồn bệnh.

Chuyên gia khuyến cáo, trẻ em là nhóm dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm, trong đó có lao. Lý do là vì miễn dịch của trẻ còn yếu. Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vắc-xin BCG phòng lao.

Việc tiêm muộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Song, dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được chủng ngừa đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh. Đồng thời, cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo phác đồ của Chương trình chống lao Quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

 

Theo Afamily.vn

Theo Giáo dục và thời đại

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giao mùa, đề phòng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ (17/10)
 Nhiều bố mẹ vô tư làm điều này khiến trẻ bị nhiễm virus HP (10/10)
 Thói quen bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm (10/10)
 Thứ trẻ ôm ấp hằng ngày có thể khiến bệnh viêm mũi dị ứng trở nặng (5/10)
 Con bị đau mắt đỏ, cha mẹ tuyệt đối không nhỏ sữa mẹ vào mắt để chữa bệnh cho bé (5/10)
 Đau mắt đỏ ở trẻ gia tăng, cảnh báo tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi (25/9)
 Trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ? (25/9)
 5 dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con bị tăng động giảm chú ý và những điều nên làm (18/9)
 12 tín hiệu 'báo động' về sức khỏe của trẻ mà cha mẹ không được bỏ qua (18/9)
 Nhiều bệnh truyền nhiễm tấn công trẻ (14/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i