Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trẻ đi ngoài như thế nào là bất thường

 

Giai đoạn đầu đời, cơ thể của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh chóng, trong đó có sự hoàn thiện hệ tiêu hóa với những thay đổi về đặc điểm của phân khi trẻ đi ngoài. Đây là mối bận tâm chung của các bậc cha mẹ. Vậy khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn, nội dung dưới đây sẽ là lời giải đáp để các bậc cha mẹ tham khảo.

 

1. Quá trình phát triển hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh


Để giải đáp câu hỏi khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn thì cha mẹ cần biết về quá trình phát triển hệ tiêu hóa của con có liên quan sự thay đổi của quá trình đại tiện ở trẻ:

 

Hệ tiêu hóa của trẻ trong những ngày tháng đầu đời còn hoàn chỉnh nên phân của trẻ chưa định hình về kết cấu

 

- Giai đoạn hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Trẻ sơ sinh mới sinh ra có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và chưa thể thực hiện các quá trình tiêu hóa như ở người lớn nên thức ăn cũng chưa thể được xử lý hiệu quả.

- Giai đoạn phân su

Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ đi ngoài phân su. Phân su đặc, dính, là kết quả của việc trẻ đã nuốt nước ối và hệ tiêu hóa đã tạo ra chất phân đặc biệt này khi trẻ còn trong tử cung của mẹ.

- Chuyển dịch màu và kết cấu phần

Trong những ngày tiếp theo, phân của trẻ sẽ mềm hơn và chuyển sang màu xanh lá cây hoặc vàng.

- Hệ tiêu hóa phát triển

Theo thời gian, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện. Dạ dày và ruột của trẻ cũng thích nghi hơn với quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất. Điều này giúp cho phân của trẻ khi đại tiện sẽ ổn định khuôn dần dần.

 

2. Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trường hợp nào cần lo lắng về tình trạng đi ngoài của trẻ?


2.1. Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?


Một trong những điều mà các bậc cha mẹ thường quan tâm khi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là sự biến đổi các đặc điểm của phân khi trẻ đi ngoài. Đặc biệt, việc phân có kết cấu thành khuôn là một dấu hiệu quan trọng cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển và hoàn thiện.

 

Sự thay đổi về kết cấu phân của trẻ song song với quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa


Màu sắc và tính chất phân của trẻ sẽ được quyết định bởi lượng thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chính là sữa - thức ăn dạng lỏng nên trẻ thường đi ngoài phân lỏng, chưa thành khuôn trong những tháng đầu đời.

Vậy thời điểm nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn? Các chuyên gia cho rằng thời kỳ các bé bắt đầu ăn dặm cơ thể trẻ được bổ sung thêm lượng lớn chất xơ và nhu động ruột hoạt động chậm lại là lúc này phân của trẻ có kết cấu khuôn rõ ràng nhất. Ngoài ra, thời gian đi ngoài thành khuôn ở trẻ sơ sinh bú mẹ và dùng sữa ngoài sẽ có khác biệt. Cụ thể:

- Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ

Trẻ thường đi ngoài phân lỏng dạng nước hoặc sền sệt mỗi ngày 2 - 8 lần. Bắt đầu từ sau tuần thứ 6, thể tích lòng ruột của trẻ tăng và trẻ cũng bắt đầu giai đoạn táo bón nên đi ngoài thành khuôn.

Ở giai đoạn bị táo, phân của trẻ sẽ dẻo và đặc hơn, tần suất đi ngoài của trẻ giảm xuống, thường 5 - 7 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần. Sau mốc này, trẻ lại tiếp tục đi ngoài không thành khuôn.

- Đối với trẻ sơ sinh chỉ dùng sữa công thức

So với trẻ bú mẹ thì trẻ dùng sữa công thức có số lần đi ngoài ít hơn. Trung bình, mỗi ngày trẻ chỉ đi ngoài 1 - 2 lần, phân có tính chất đặc và dẻo, mùi thối và có khuôn sớm.

Nói chung, thời điểm khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn không có một mốc chung mà sẽ khác nhau tùy theo hệ tiêu hóa của từng trẻ. Hệ tiêu hóa càng nhanh phát triển và hoàn thiện thì thời điểm phân định hình khuôn càng sớm.

 

Thời điểm khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn phụ thuộc vào việc trẻ dùng sữa công thức hay sữa mẹ và sự hoàn thiện của hệ tiêu hóa

 

Việc phân của trẻ sơ sinh có kết cấu thành khuôn là một phần tất yếu trong quá trình phát triển hệ tiêu hóa. Quá trình này có thể biến đổi tùy theo từng trường hợp và cha mẹ nếu băn khoăn khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn thì cha mẹ không cần lo lắng.

Chỉ cần phân của trẻ có kết cấu và màu sắc bình thường thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu vẫn lo lắng về kết cấu của phân hay thấy con có dấu hiệu bất thường khác thì cha mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa để được đánh giá đúng.

 

2.2. Khi nào cha mẹ cần lo lắng về tình trạng đi ngoài của trẻ?


Nếu thấy phân của trẻ có các dấu hiệu như sau thì cha mẹ nên cho con khám bác sĩ Nhi khoa ngay:

- Phân có máu, có màu xám, trắng hoặc màu sắc bất thường khác.

- Tiêu chảy nghiêm trọng và trẻ bị mất nước.

- Táo bón nhiều ngày khiến trẻ quấy khóc, khó chịu vì đau.

- Tần suất đi ngoài khác thường.

- Dấu hiệu bất thường khác: đau bên hông, sưng bên hông, xuất hiện các vết thâm hoặc mệt mỏi.

 

 

Theo medlatec.vn

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh giúp con khoẻ mẹn nhàn (18/11)
 Khoa học chứng minh trẻ sinh ra có đầu to sẽ rất thông minh khi trưởng thành (6/11)
 Tiếng cười của trẻ sơ sinh có liên quan đến chỉ số IQ của chúng không? Đặc biệt trong những tình huống này bé rất thông minh (6/11)
 Viêm ruột hoại tử ở trẻ (28/10)
 3 bộ phận ba mẹ nên massage mỗi ngày cho con, giúp bé ăn ngoan và ngủ sâu giấc (17/10)
 5 bài tập giúp trẻ sơ sinh cứng cáp, cha mẹ nên hỗ trợ con tập luyện mỗi ngày (17/10)
 Phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh (17/10)
 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chân tay miệng cần kiêng khem gì, chăm sóc như thế nào để nhanh khỏi bệnh? (5/10)
 Trẻ mấy tháng đi chơi buổi tối được? (25/9)
 Trẻ sơ sinh tắc ruột do phân su (25/9)
 Hạ 4 độ thân nhiệt ngăn não bé sơ sinh tổn thương (18/9)
 Cho trẻ em ngủ với bố mẹ, tưởng tốt mà hậu quả khôn lường (9/9)
 Quần áo của trẻ sơ sinh có nên giặt chung với người lớn không? (9/9)
 Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày? (5/9)
 5 bước thay bỉm cho trẻ sơ sinh vừa nhanh vừa khoa học không phải ba mẹ nào cũng nắm rõ (27/8)
 Vì sao trẻ chậm mọc răng? (24/8)
 Làm gì khi trẻ sơ sinh khó ngủ? (14/8)
 Làm mẹ lần đầu không thể bỏ qua 5 điều cơ bản nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh này (7/8)
 Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ngáy? (3/8)
 5 vị trí nhạy cảm trên cơ thể trẻ sơ sinh, cha mẹ nên hạn chế chạm vào (3/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i