Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
Tài liệu > Góc mẹ > Kiến thức chuyên khoa gia đình > Sinh học cơ sở > Sức khỏe sinh sản: Hiểu biết và Hành động để có một bé yêu khỏe mạnh, thông minh
   Tuần 18 của thai kỳ

SẢN PHỤ
Nếu bạn có thai lần đầu tiên, tuần này có thể rất thú vị vì đây là lúc bạn có thể cảm thấy những chuyển động đầu tiên của bé. Tuy nhiên nhiều bà mẹ mang thai lần đầu có thể không cảm thấy bất cứ chuyển động nào của bào thai cho đến tuần 20 và 22, đặc biệt nếu họ thừa cân. Do kích cỡ bụng bạn tăng, mà bạn có thể bắt đầu bị bệnh trĩ vào khoảng tuần này (xem trang 46). Ăn những thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bạn ngăn ngừa.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Nếu đi khám bác sĩ, hãy hỏi xem bạn có thể nghe nhịp tim của bé hay không. Việc này có thể được thực hiện bằng một đầu dò Doppler nhỏ.

Thứ hai.........................................

Thứ ba..........................................

Thứ tư...........................................

Thứ năm........................................

Thứ sáu.........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật..........................

EM BÉ

Con bạn nhạy cảm hơn với thế giới bên ngoài và báo hiệu sự có mặt của mình bằng cách đá và thúc mạnh. Bây giờ bé có thể nghe, vì các xương nhỏ trong tai bé (âm thanh đi qua mấy xương này truyền tới tai trong) là một trong mấy cái xương cứng lại đầu tiên, và một phần của bộ não tiếp nhận và xử lý các tín hiệu thần kinh từ tai đang phát triển. Bé sẽ quen với tiếng máu chảy nhanh qua dây rốn và tiếng tim bạn đang đập, nhưng sẽ bị giật mình bởi bất kỳ tiếng động lớn nào. Võng mạc bé cũng sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng.

Ở giai đoạn này, khi trong tử cung của bạn vẫn còn khoảng trống, con bạn sẽ khá năng động, áp dụng một loạt các tư thế. Bé có thể ngồi xếp bằng, ngồi dựa trong khi đang mút ngón tay cái hoặc thậm chí quay lộn nhào.

NHỮNG KHOẢNH KHẮC THỨC GIẤC
Mặc dù bé hầu như ngủ suốt, nhưng cũng có lúc bé hoạt động như khi bé phản ứng, vặn người, ngọ nguậy, đấm đá. Tuy nhiên bạn có thể không cảm nhận được bất cứ chuyển động nào trong những chuyển động này.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 5-5.6 in (12.5-14 cm) và bé sẽ nặng khoảng 5.25 oz (150g)


TIẾP XÚC VỚI BÉ
Bạn không phải chờ đợi cho đến khi bé chào đời để thiết lập mối quan hệ với bé - mối quan hệ có thể xảy ra trong khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Việc xem hình siêu âm của con (xem trang 26) có thể gợi lên những cảm xúc về tình mẫu tử rất mạnh mẽ và thậm chí một số bà mẹ đã chọn bản in hình siêu âm để làm tấm ảnh đầu tiên trong album ảnh của con mình.

Từ khoảng tuần 18, con bạn sẽ quen với nhịp cơ thể của bạn, như là ngủ và các kiểu hình tiêu hóa, và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của bạn. Đó là lý do tại sao cần phải thư giãn, bình tĩnh và lạc quan khi đang mang thai. Con bạn cũng rất nhạy cảm với kích thích từ bên ngoài vì vậy bạn nên vuốt ve bụng mình nhẹ nhàng khi đang mang thai. Con bạn cũng sẽ được lợi từ vợ chồng bạn khi nói chuyện với bé, hay hát, chơi nhạc trong khi bé đang ở trong bụng mẹ. Các bé đã thường xuyên nghe giọng nói của bố mẹ mình từ trong bụng mẹ cũng dễ dỗ sau khi được sinh ra.

NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA THAI NHI
Cảm nhận con mình chuyển động lần đầu tiên là điều khẳng định chuyện bạn mang thai, và do đó, là một khoảnh khắc rất thú vị. Mặc dù những chuyển động của thai nhi có thể hiếm khi cảm nhận được sớm trước tuần 14, nhưng hầu hết các bà mẹ lần đầu mang thai cảm nhận điều đó vào giữa tuần 18 và 22. Vì một số những chuyển động của thai nhi có vẻ giống như những tiếng râm ran hay những chuyển động nhẹ trong dạ dày, chứ không như những cú thúc hay đạp, nên một số bà mẹ mang thai lần đầu thậm chí không thể nhận biết những chuyển động này mãi cho đến khoảng tuần 26.

Mỗi bé có cách chuyển động độc đáo của mình. Một số bé rất hiếu động, số khác có chuyển động rất hạn chế. Cũng như những chuyển động đạp rõ ràng, bạn có thể cảm thấy con mình đang nấc cục. Khi con bạn lớn lên, bé sẽ choán chỗ nhiều hơn cho đến khi chỉ còn lại ít chỗ để bé có thể chuyển động. Nếu bé chuyển động liên tục trong cùng những vùng, như là dưới xương sườn, thì có thể làm bạn khó chịu. Nếu các tư thế chuyển động thình lình thay đổi, đặc biệt nếu giảm dần tần suất và cường độ, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

NGHE NHỊP TIM CỦA BÉ
Từ đầu tuần 14, bác sĩ của bạn có thể sử dụng ống nghe hoặc thiết bị âm thanh để nghe nhịp tim của bé. Sau tuần 18 con bạn sẽ có thể nhận ra giọng nói của bạn, vì vậy hãy nói chuyện và hát cho bé nghe!

GẮN BÓ VỚI BÀO THAI
Cả hai vợ chồng bạn sẽ cảm nhận trên mặt bụng do những chuyển động của bé. Hãy vuốt bụng để trấn an bé.

http://mamnon.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuần 19 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 20 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 21 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 22 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 23 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 24 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 25 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 26 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 27 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 28 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 29 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 30 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 31 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 32 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 33 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 34 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 35 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 36 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 37 của thai kỳ (3/10)
 Tuần 38 của thai kỳ (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i