Kỷ luật tích cực với con cái
Tài liệu > Góc mẹ > Kiến thức chuyên khoa gia đình > Tâm lý, Giáo dục > Kỷ luật tích cực với con cái
   Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Độ tuổi và các hoạt động phù hợp

Có nhiều đặc điểm giồng nhau ở trẻ em. Ví dụ, Juan và Mary đều học đi khi được 13 tháng tuổi. Nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Mary thì cứ tự mình kéo theo các đồ đạc và học những bước đi đầu đời ở tháng thứ 10, trong khi Juan vẫn cứ bò đi ở tháng thứ 11.

Hãy hình dung có một hành lang với những cánh cửa trong tâm trí. Mặc dù hành lang đó được đóng kín ở tất cả các bên nhưng vẫn có một khoảng không gian lớn ở giữa các cánh cửa. Có những độ tuổi chung cho sự phát triển về thể chất, tri thức, tinh thần nhưng mỗi đứa trẻ đều có lịch trình riêng của mình trong những hành lang đó, không hẳn chính xác nhưng cũng không giống như của bất kỳ ai khác. Các kỹ năng khác như là kỹ năng xã hội thì tiếp tục phát triển trong cả thời kỳ trưởng thành.
Bởi vì chúng ta nhấn mạnh về kỷ luật nên hãy xem xét các nhân tố có ảnh thưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ.

Quá trình và kết quả

Cách trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh thay đổi nhiều ở giữa độ tuổi 3 và 6. Mãi cho đến khi kết thúc những năm này, trong khoảng tuổi thứ 5, trẻ mới bắt đầu làm nhiều thứ với một mục đích rõ ràng trong ý nghĩ. Cho tới trước thời gian đó thì chúng thích tự làm hơn, nói cách khác là trẻ thích "quá trình thực hiện" hơn là kết quả, hay mục tiêu của việc chúng đang làm.

Hãy tưởng tượng rằng đó là một buổi tối thứ 6 bận rộn, bạn bị nhỡ, và phải thực hiện một chuyến đi nhanh tới cửa hàng tạp hoá với con bạn. Bạn có một mục tiêu rõ ràng trong tâm trí - phải lấy ngay những nguyên liệu cần thiết cho bữa tối, về nhà, chuẩn bị và ăn bữa tối, trong lúc con trai lớn của bạn đang chơi bóng đá. Tuy nhiên, đối với đứa con nhỏ của bạn thì kết quả không phải là điều quan trọng. Một chuyến đi tới cửa hàng tạp hoá là cả một quá trình - đó là huơng vị, màu sắc, cảm giác và sự trải nghiệm. Bị kẹp trong một lịch trình bận rộn, rõ ràng đây không phải lúc để tận hưởng quá trình.

Trẻ có thể chưa hiểu được định hướng mục tiêu của chúng ta. Không phải lúc nào bạn cũng có thể cùng con tận hưởng sự thoải mái, đôi khi chúng ta cần phải chạy đi thật nhanh, chạy ngay về nhà, lại còn phải lao vào bếp nữa chứ. Nhận thức được xu hướng tập trung vào quá trình hơn là kết quả của trẻ có thể giúp bạn tạo ra được sự cân bằng. Đã có những lúc bạn cùng con cảm nhận quá trình, thoải mái khi đi ngang qua cửa hàng, tận hưởng mùi hương của các loài hoa, ngắm nhìn màu sắc của những trái hoa quả và rau xanh, và xem những quyển tạp chí đẹp nổi bật trên giá. Nhưng khi thời gian không cho phép, hãy giải thích cho con bạn hiểu tại sao lần này cả hai phải mua thật nhanh ở cửa hàng. Bạn có thể yêu cầu trẻ nắm lấy tay bạn và cả hai sẽ lướt nhanh qua dãy hàng đồ chơi hay những thứ tuyệt vời khác. Bạn có thể để trẻ giúp mình tìm xem dãy hàng thịt gà ở đâu và mang tới quầy thanh toán. Sau đó cả hai sẽ quay trở lại xe và lái về nhà. Giải thích cho trẻ hiểu được điều bạn mong muốn và điều gì sẽ xảy ra khiến trẻ hợp tác với bạn được dễ dàng hơn.

Pasty đi tới trung tâm chăm sóc trẻ vào một buổi chiều, ngay đúng lúc gặp Laura và con trai cô ấy rời đi với một bức tranh to và đẹp. Pasty đã nhìn quanh háo hức muốn xem Paul - con trai của cô đã vẽ gì, nhưng chẳng có bức tranh nào có tên con trai cô trên đó. Pasty đã tới gặp giáo viên và hỏi tại sao Paul đã không có cơ hội để vẽ tranh ngày hôm đó. Giáo viên nói "Paul rất thích vẽ nhưng lại không vẽ tranh trên giấy. Bé đã khuấy màu lên và vẽ lên những ngón tay của mình, sau đó bé quyết định mình thật sự muốn vẽ lên các hình khối."

Mẹ của Paul thêm một lần nữa có được cảm nhận chắc chắn xu hướng phát triển của Paul được hướng theo quá trình này.

Quan điểm

Thế giới trông như thế nào khi bạn thấp hơn 1m? Những sự lựa chọn của bạn, nhu cầu của bạn, và hành vi của bạn có thể bị ảnh hưởng như thế nào khi ở trong hoàn cảnh đặc biệt này? Ồ, bạn hãy thử cúi xuống ngang đầu gối và nhìn quanh xem.

Bức tranh treo cao 2m trên tường trông như thế nào từ góc độ này? Bạn cảm thấy hấp dẫn thế nào khi nói chuyện với cái đầu gối người lớn? Hiểu được những giới hạn và khả năng phát triển thể chất của trẻ có thể giúp cha mẹ và giáo viên tạo ra môi trường phù hợp với trẻ nhỏ. Bất cứ khi nào bạn có thời gian nghĩ về những yếu tố như vậy, hãy đưa ra những điều chỉnh phù hợp, và bạn sẽ làm tăng thêm động lực, sự hào hứng, giảm đi tâm lý chán nản của trẻ - điều này giúp làm giảm bớt những cử xử sai trái, và nhờ vậy mà kỷ luật cũng giảm đi.

Mamnon.com

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Xác thực, tưởng tượng hay thực tế? (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: “Hãy nói cho con sự thật” trẻ nhỏ và nói dối (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Trẻ nhỏ và sự lấy cắp (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Chủng tộc và những phân biệt khác (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Thứ tự sinh (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: “Con là ai?” nhận thức của trẻ về giới tính (11/1)
 Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Con nuôi, chúng ta có nên nói cho trẻ biết không? (11/1)
 Phần IV: Não bộ kỳ diệu: Việc học hỏi và sự phát triển (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Bộ não bắt đầu như thế nào? (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Trường đại học nào cho trẻ? (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Khuyến khích trẻ phát triển và học hỏi khỏe mạnh (11/1)
 Não bộ kỳ diệu: Khuyến khích sự ham học hỏi, khám phá an toàn và học hỏi tại chỗ (11/1)
 Não bộ kỳ diệu : Đi học: “con của bạn đã thật sự sẵn sàng?” (11/1)
 Phần V: Con có thể làm được: Niềm vui (và những thách thức) của sự khởi đầu (11/1)
 Con có thể làm được: Sáng kiến trong hành động (11/1)
 Con có thể làm được: Kỷ luật tích cực trong hành động (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: 9 yếu tố tính khí (11/1)
 Phần VI: Chấp nhận những gì thuộc về con : Hiểu về tính khí (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: Các kỹ năng kỷ luật tích cực dành cho giáo viên và phụ huynh (11/1)
 Chấp nhận những gì thuộc về con: Tính cách – khó khăn hay cơ hội? (11/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i