Ăn đúng cách cho bé yêu của bạn
Tài liệu > Góc mẹ > Kiến thức chuyên khoa gia đình > Sinh học cơ sở > Ăn đúng cách cho bé yêu của bạn
   Mang thai: Những điều cơ bản của Quý hai

Khi bạn bước vào quý hai, bụng của bạn bắt đầu nổi rõ. Nguy cơ sẩy thai giảm đi đáng kể, và bạn có thể bắt đầu bớt căng thẳng vì mấy triệu chứng khó chịu hơn như- ốm nghén, táo bón, mệt mỏi- bắt đầu biến mất.

Trong quý hai bạn nên tăng 1 pound/ tuần- tổng cộng là 12-14 pound. Bạn có thể cảm thấy ăn ngon miệng hơn, nhất là nếu bạn không còn bị buồn nôn nữa. Theo dõi trọng lượng và nếu cần, tăng lượng hấp thu ca-lo khoảng 100 đến 300 ca-lo mỗi ngày.

Thai nhi phát triển nhanh trong quý hai, và bạn sẽ trải qua một số thay đổi sinh lý liên quan đến sự phát triển đó. Vì thể tích máu gia tăng để bơm các dưỡng chất đến thai nhi, nên bạn có thể thấy mình dễ bị chảy máu cam và nướu răng hơn do các màng nhạy cảm này bị ép nhiều hơn. Bạn cũng có thể dễ mắc các chứng bệnh có thể nguy hiểm đến sức khỏe của thai nếu không được theo dõi.

NHỮNG CHỨNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG QUÝ HAI

DỊ ỨNG. Nếu bạn vốn hay bị dị ứng, dị ứng sẽ càng nặng hơn trong thời gian này vì sự tăng miễn dịch - sự cảnh giác cao độ của hệ miễn dịch nhằm bảo vệ bào thai.

CHẢY MÁU MŨI/ CHẢY MÁU NƯỚU RĂNG. Mức hoóc-môn sinh sản cao lưu thông trong cơ thể làm tăng luồng máu chảy đến các màng nhầy mỏng manh ở mũi và miệng. Khiến những vùng này dễ bị chảy máu khi bị đè lên - do chải răng hay do hỉ mũi quá mạnh. Nếu bạn bị dị ứng, sổ mũi có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Vào cuối kỳ sáu tháng, bào thai đã phát triển khoảng 13 in-sơ và nặng khoảng 750g

MẤT CÂN BẰNG ĐƯỜNG HUYẾT. Hầu hết phụ nữ mang thai có nhiều đường (glucose) trong máu trong suốt quý hai. Chuyện này là bình thường, vì thai cần nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, đường huyết tăng cao có thể dẫn đến một biến chứng nguy hiểm có tên là đái tháo đường thai kỳ, có thể gây ra sinh non và thậm chí các dị tật bẩm sinh.

BỆNH TRĨ VÀ GIÃN TĨNH MẠCH. Đây là tình trạng viêm. Bệnh trĩ thực ra là tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn.

HƯỚNG DẪN TẬP THỂ DỤC
Càng mang thai lâu, trọng lượng cơ thể tăng và sự phân bổ trọng lượng không đều đè nặng lên dây chằng và bắp cơ, nhất là ở vùng lưng dưới và xương chậu. Bạn cũng có thể bị máu lưu thông không đều, gây ra chuột rút và chóng mặt. Hãy chỉnh lại chế độ tập luyện cho phù hợp. Nếu vẫn đang tập thể lực nặng, như đạp xe hay đi bộ, thì đây là lúc nên chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng và những bài tập không cần giữ thăng bằng cẩn thận. Khi bào thai lớn lên, trọng tâm cơ thể thay đổi. Bạn cũng có thể bị thiếu ô-xi hơn, nên hãy giảm tốc độ làm việc hằng ngày, hoặc ngừng lại hoàn toàn nếu cảm thấy khó thở.

Sau quý đầu tiên, hãy tránh những bài thể dục buộc phải nằm ngửa. Trọng lượng của tử cung đang to ra có thể chèn ép các mạch máu lớn và làm máu lưu thông khó khăn. Hãy tập bụng ở tư thế đứng, và nằm nghiêng một bên để tập các bài tập khác trên sàn.

Việc tăng nhiệt quá mức bình thường khi đang tập thể dục có thể nguy hiểm. Hãy giữ nhiệt độ cơ thể bạn ở mức vừa phải. Thân nhiệt tăng hơn một độ có thể gây nguy hiểm. Nếu bạn không chắc chắn, hãy mang máy theo dõi.

Không TẬP THỂ DỤC KHI
Bạn tăng huyết áp do thai kỳ
Bạn bị bệnh suyễn
Bạn bị xuất huyết trong quý hai
Bạn có tiền sử sẩy thai muộn.

Tập Kegel

Bài tập luyện cơ vùng đáy chậu Kegel nên là một phần trong việc làm hàng ngày của bạn, bắt đầu ở quý hai. Trong mấy tháng cuối thai kỳ, bào thai phát triển đè lên bàng quang của bạn, làm bạn cảm thấy mắc tiểu thường xuyên. Đôi khi, khi bị vậy, phụ nữ lại hạn chế uống nước, nhưng cần phải uống nhiều nước để không bị mất nước. Một giải pháp tốt hơn: tập bài luyện cơ đáy chậu của Kegel để làm sắn chắc các cơ quanh niệu đạo của bạn. Làm như sau: Co các cơ trong âm đạo, niệu đạo và hậu môn- như thể bạn đang cố nín tiểu. Giữ 5 đến 7 giây, rồi thả lỏng. Lặp lại 10 đến 20 lần mỗi ngày.

Mamnon.com

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mang thai: Những điều cơ bản của quý ba (20/12)
 Mang thai: Những điều cơ bản về chuyển dạ và sinh nở (20/12)
 Mang thai: Giai đoạn chuyển dạ - chuyện gì sẽ đến (20/12)
 Phụ nữ mang thai thuộc nhóm máu O (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Những thực phẩm chức năng dành cho nhóm máu O (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Thịt và thịt gia cầm (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Hải sản (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Trứng và sữa (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Dầu và chất béo (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Đậu và hạt (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Các loại rau đậu (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Ngũ cốc, Bánh mì và Mì sợi (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Các loại rau (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Trái cây (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Gia vị (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Trà thảo dược và các loại thức uống (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Trước khi bạn mang thai (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Hướng dẫn dùng thuốc bổ trước khi mang thai (14/10)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Cải thiện sức khỏe tinh thần (14/10)
 Kế hoạch 3 quý dành cho nhóm máu O: Quý đầu tiên - Chọn những thực phẩm có lợi cho nhóm máu O (14/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i