Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Đừng bạo hành con bằng chờ đợi, ba mẹ ơi!

Đừng nghĩ rằng chỉ chờ đợi một chút thôi sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến con bạn. Những hiểm nguy rình rập luôn vây quanh trẻ và tệ hơn, những ám ảnh tiềm thức sẽ theo con sau này khiến trẻ luôn mặc cảm: Mình sinh ra là để chờ đợi!

Tôi mới đọc được chia sẻ từ một bà mẹ trên mạng xã hội. Chị viết về một buổi đi ăn ngoài phố, ngồi gọi món và nhìn ra trước mặt chứng kiến bé gái nọ đang ngồi đợi bố mẹ. Một cô bé nhỏ nhắn và xinh xắn - theo lời chị kể. Điều đặc biệt là "Bạn ngồi trên xe máy một mình. Mặt bạn ỉu xìu rõ kiểu rất buồn và chán vì ngồi chờ ai đó một mình cũng lâu rồi". Cái xe được dựng chân chống giữa và bạn nhỏ ngồi yên vị chống cằm chờ đợi kiểu đã quá quen với việc này.

Khi khách đã ăn xong phần ăn của mình, gần nửa tiếng trôi qua, bạn nhỏ vẫn ngồi đấy! Tò mò xem bạn nhỏ đang đợi ai, chị ngồi nấn ná bên cốc trà thêm lát nữa. Và bố bé gái xuất hiện. Không biết người cha nói gì với con gái mình, chỉ biết sau vài câu chuyện trò, bé leo lên trước xe nhường chỗ phía sau cho một cô gái đang vòng tay ôm eo cha mình. Không biết có phải mẹ của em hay không vì chắc chắn chẳng bà mẹ nào thờ ơ đến mức không hỏi han hay nhìn con mình một chút như cô gái ấy. Chỉ biết khi bóng dáng xe đi rồi, người quan sát thấy chạnh lòng và những chia sẻ của chị cũng khiến nhiều người chạnh lòng...

Nhiều người cho rằng chuyện bắt con chờ đợi là chuyện không đáng nói. Người lớn còn chờ đợi nói gì con trẻ, chẳng có việc gì quan trọng để phải gấp gáp và "trẻ con thì biết gì". Thế nhưng, đừng vội nghĩ con bạn chỉ là trẻ con và mọi chuyện đều ổn - nhất là trong cái xã hội đủ mọi thứ bủa vây như hiện nay, bắt cóc tống tiền, tai nạn, bán người qua biên giới... Đã cha mẹ nào dám dũng cảm nói mình sẽ đủ sức bảo vệ con trước mọi rủi ro có thể xảy ra ấy?

Tôi nhớ lại tuổi thơ mình qua hình ảnh bé gái ngồi đợi cha từ câu chuyện ấy. Tôi cũng từng phải chờ đợi cha trong suốt những năm đến trường. Tôi còn nhớ những chiều tan học, khi bạn bè rời trường về hết, có cô bé mặc lủi thủi trước sân trường đứng ôm cặp đợi cha - là tôi! Tôi quen với việc đợi chờ cho đến tận những năm khoác áo dài trung học.

Các con chỉ biết rằng bạn bè về hết và chỉ còn mình chờ đợi (Ảnh minh họa).

Có những hôm khi bóng tối bao phủ, bác bảo vệ khép cổng trường, tôi đứng ôm cặp đợi cha, trú mưa trước cổng trường nước mắt nhạt nhòa. Tôi cũng chưa ý thức được những nguy hiểm rình rập quanh mình. Tôi chỉ ái ngại với những tiếng chọc ghẹo từ những gã trai lạ đâu đó chạy ngang cổng trường. Tôi cúi đầu cố gắng chờ đợi và dõi trông mỗi khi có bóng dáng một ai đó đến gần xem có phải là cha. Bao lần trông đợi và bao lần thất vọng. Thế nhưng khi cha đến đón tôi không dám một lời oán trách. Cha tôi bận việc. Tôi đã quen với điều đó!

Cha phải chạy quãng đường dài 70 cây số đến đón tôi. Tôi chỉ biết mình phải mặc nhiên chấp nhận - không oán trách. Những buổi học ngoại khóa, những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi,... tôi đều là người về trễ nhất lớp vì đợi cha. Những buổi làm việc của cha, tôi ngồi đợi dưới phòng bảo vệ. Tôi nghĩ mình chờ cũng chẳng sao - có chăng về nhà ăn cơm muộn và bài tập sẽ phải thức đêm muộn hơn. Thời gian của cha mới thực sự quan trọng. Tôi gần gũi cha trên từng chặng đường nhưng vai trò của tôi luôn là ngồi đợi. Dù vậy, tôi vẫn yêu cha vô bờ bởi ông vất vả nhưng luôn muốn tôi được những điều tốt nhất. Ông nghĩ rằng cho tôi học ở một trường điểm, đưa đón tôi hàng ngày là bảo vệ được tôi trước mọi nguy hiểm bên ngoài.

Tôi không giấu được cảm giác mình là kẻ lẻ loi trong suốt những năm học thơ ấu ấy - kể cả khi tôi đã vào Đại học. Ám ảnh những buổi chiều chờ đợi luôn khiến tôi khép lòng và như một ẩn ức dù ngủ sâu vẫn thức giấc mỗi khi ngắm bóng tối bao phủ...

Khi tôi có con, tôi quên mất tuổi thơ chờ đợi vì bận bịu, vì cuốn vào vòng xoay cơm áo, vì chật vật giữa cái thành phố lớn này để tìm cách mưu sinh. Chúng tôi gửi con và việc đưa đón được giao cho chồng vì anh linh động được giờ giấc hơn tôi. Thế nhưng, chồng luôn bận việc và đón con muộn. Tôi chẳng trách anh vì nhà chỉ hai vợ chồng, công việc luôn đòi hỏi phải chạy khắp nơi khó tránh những lần đón trễ. Tôi cũng sẽ chẳng hiểu mức độ nghiêm trọng thế nào cho đến một ngày chồng bận và tôi phải thu xếp chạy về đón con...




Đừng nghĩ những ký ức tuổi thơ con không bị ảnh hưởng bởi những lần ngồi đợi mẹ cha như thế! (Ảnh minh họa).
Sân trường vắng bóng người. Vào lớp học, cô đang lau lớp, các bạn về hết, con ngồi bần thần một góc ôm ba lô, mắt nhìn như trông đợi. Tôi chỉ biết chạy ào lại ôm con, nước mắt trào ra nhớ đến hình ảnh mình ngày nào. "Xin lỗi con!...", tôi chỉ biết nấc lên từng tiếng. Và tôi bỏ công việc mình đang làm để chọn một môi trường linh động hơn để ánh mắt con hôm nào không còn nữa. Tôi dồn rất nhiều tình yêu cho con nhưng tôi không biết mình cũng đã vô tình bạo hành tâm lý con một cách tồi tệ.

Người lớn chúng ta luôn có nhiều lý do bao biện cho hành động của mình. Nhưng với trẻ con, đơn thuần chỉ là những gì trẻ thấy. Những đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu "ba mẹ bận họp", "hoàn cảnh neo người", "nhà xa",... Các con chỉ biết rằng bạn bè về hết và chỉ còn mình chờ đợi. Các con cũng chưa ý thức được hết những mối hiểm nguy rình rập khi mình đợi cha bên chiếc xe đậu đâu đó chờ cha như em bé ở trên. Mà cha mẹ cũng đã mấy người lường trước được điều đó.

Xin đừng đón con muộn! Đừng bắt con chờ đợi dù là đi bất cứ đâu! Đừng nghĩ những ký ức tuổi thơ con không bị ảnh hưởng bởi những lần ngồi đợi mẹ cha như thế!

Đừng "bạo hành" con bằng chờ đợi, cha mẹ nhé!

Theo Xuyến Chi / Trí Thức Trẻ

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 điều cha mẹ nên làm để tăng chỉ số thông minh của trẻ (1/11)
 Tại sao trẻ nói lắp? (31/10)
 Dạy con biết yêu thương em (24/10)
 3 cách nói với con phụ huynh nào cũng tưởng đúng mà hóa ra sai lầm nghiêm trọng (22/10)
 Bắt con tuyệt giao với thiết bị công nghệ, nên chăng? (22/10)
 Quên dạy con làm việc này, bố mẹ sẽ biến trẻ thành người khuyết thiếu đạo đức và nhân cách (18/10)
 Bố mẹ ép con nói 2 từ này, hại nhiều hơn lợi (13/10)
 Vì sao dạy con tại nhà được coi là phương pháp thông minh nhất thế kỷ 21? (11/10)
 Mẹ cằn nhằn càng nhiều, con gái càng thành công (6/10)
 Muốn con thành đạt, đừng bỏ qua 6 nguyên tắc "ngược đời" của cha mẹ thông minh (3/10)
 Con có bạn tưởng tượng, mẹ khoan chớ lo! (30/9)
 Bài học quý giá mẹ dạy con trước khi mất: Đừng để ý ánh mắt người khác (22/9)
 Vì sao bỏ mặc khi con thất bại lại là cách giáo dục trẻ tuyệt vời nhất? (16/9)
 Nếu chưa dạy con tự làm việc này, nguy cơ trẻ bị xâm hại cơ thể sẽ rất cao (12/9)
 5 bước giúp trẻ biết tự nhận lỗi và nói lời xin lỗi (12/9)
 Nuôi dạy con tự tin: Sai một li, đi ngàn dặm! (7/9)
 Bạn dạy con theo kiểu nào? (27/8)
 Nhìn móng tay, đoán sức khỏe trẻ (24/8)
 Không cần phải nghiên cứu sách vở, bố mẹ vẫn có thể dạy con tự lập bằng những cách sau (22/8)
 5 câu nói này sẽ khiến trẻ đang đòi hỏi nhõng nhẽo "ngừng ngay lập tức" (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i