Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Làm theo 5 bước sau, con bạn sẽ tự khắc trở thành người độc lập, tự chủ

Nuôi dạy con trở thành một người độc lập tự chủ có lẽ là ước muốn chung của tất cả các cha mẹ. Nhưng làm thế nào để ước mơ đó trở thành sự thật? Cha mẹ hãy tham khảo 5 bước đơn giản sau đây.
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em phải phụ thuộc vào cha mẹ, từ miếng ăn, giấc ngủ, đến chuyện mặc quần áo, đi giày, tắm rửa, vệ sinh. Và khi trẻ lớn dần lên, dù đã đủ khả năng và khéo léo để làm hết những việc tự phục vụ cá nhân nhưng trẻ vẫn thích nhõng nhẽo đòi cha mẹ phải làm cho mình. Và vì yêu con, thương con, nên cha mẹ làm cho con tất cả. Rồi bỗng một ngày, trẻ buông tay cha mẹ ra, tự làm hết mọi việc, độc lập trong từng suy nghĩ và hành động. Quá trình tách rời này là một việc không thể thiếu trong hành trình lớn lên của trẻ.
Nuôi dạy con trở thành một người độc lập, tự chủ có lẽ là ước muốn chung của tất cả các cha mẹ. Bởi người tự lập là người biết chăm sóc bản thân, sống nỗ lực hết mình, có trách nhiệm và kỷ luật, luôn hoàn thành các công việc được giao, biết hợp tác, biết bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ của người khác. Và như để sẻ chia cùng nỗi lo của cha mẹ, tiến sĩ Jim Taylor, một nhà tâm lý học, một giảng viên dạy tại Đại học San Francisco, Mỹ đã chia sẻ 5 bước để cha mẹ có thể nuôi dạy con mình thành người độc lập và tự chủ một cách rất đơn giản.
Bước 1: Tạo cơ hội cho trẻ được làm việc
Cha mẹ lập ra một danh sách những việc mà trẻ có khả năng làm được tùy thuộc vào độ tuổi: dọn dẹp đồ chơi, tự làm vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, phụ cha mẹ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, gấp quần áo... Cha mẹ hãy yêu cầu trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy là mình đã lớn. Cha mẹ cũng có thể đưa ra một số công việc có mức độ khó khăn cao để thử thách trẻ.

Cha mẹ hãy lập ra danh sách các công việc có mức độ từ dễ đến khó mà trẻ có thể làm để rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân và biết giúp đỡ người khác của trẻ.
Bước 2: Cho trẻ đủ thời gian để hoàn thành công việc
Khi trẻ không thể kiểm soát hết mọi thứ mà mình đang thực hiện, trẻ sẽ sáng tạo theo cách riêng của mình. Việc cha mẹ nên làm lúc này là bình tĩnh quan sát xem trẻ làm những gì, thực hiện công việc ra sao mà không hề hối thúc hay dùng thời gian để gây áp lực với trẻ.
Bước 3: Quên đi sự hoàn hảo
Hãy chấp nhận rằng trẻ sẽ không thể làm tốt mọi việc giống như sự mong đợi của cha mẹ. Chắc chắn sẽ có sự cố gì đó xảy ra nhưng thay vì trách mắng con, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ giải quyết hậu quả trong khả năng trẻ có thể và hãy nói cho trẻ hiểu là ai cũng có sai lầm, quan trọng là phải biết sửa sai.

Đừng vì suy nghĩ "làm thì ít mà bày bừa thì nhiều" mà cha mẹ tước đi quyền được thực hành, được trải nghiệm của trẻ.
Bước 4: Xem xét hoàn cảnh
Nếu trẻ đang mệt mỏi, đau ốm, căng thẳng thì đây không phải là thời điểm để cha mẹ giới thiệu với trẻ những công việc mới. Cha mẹ cũng không nên nản lòng nếu trẻ thường xuyên tìm cách thoái thác, trốn tránh làm những công việc được giao. Bởi đó là tâm lý bình thường của trẻ. Cha mẹ có thể tạm thời chia sẻ và làm việc cùng trẻ để chúng nhanh chóng lấy lại tinh thần. Tuyệt đối không được phê bình hay la mắng trẻ là lười biếng.
Bước 5: Không bao giờ quên khen ngợi trẻ

Cha mẹ hãy khen ngợi những cố gắng nỗ lực của trẻ, chứ đừng chỉ nhìn vào điểm yếu mà chê bai.
Ví dụ như khi trẻ mang giày trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng cha mẹ lại phát hiện ra là vì vội quá nên trẻ đã mang giày trái. Trong trường hợp này, cha mẹ nên khen trẻ đã biết mang giày một cách nhanh chóng, còn chuyện đi giày trái thì nên để trẻ tự cảm nhận, bởi chẳng có ai cảm thấy thoải mái khi mang ngược giày bao giờ. Và đến khi trẻ phát hiện ra điều bất tiện này thì hãy động viên trẻ rằng lần sau con sẽ biết cách đi đúng giày.

Theo Afamily

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con kiểm soát cảm xúc: Tưởng nhỏ hóa lớn! (12/12)
 Con hư: Tìm nguyên nhân từ bố mẹ (10/12)
 Phát hiện và khắc phục rối loạn ngôn ngữ ở trẻ (10/12)
 Giúp bé lạc quan (1/12)
 Làm ngay những việc sau để chấm dứt triệt để tình trạng trẻ cãi lời bố mẹ (14/11)
 Đừng bạo hành con bằng chờ đợi, ba mẹ ơi! (8/11)
 7 điều cha mẹ nên làm để tăng chỉ số thông minh của trẻ (1/11)
 Tại sao trẻ nói lắp? (31/10)
 Dạy con biết yêu thương em (24/10)
 3 cách nói với con phụ huynh nào cũng tưởng đúng mà hóa ra sai lầm nghiêm trọng (22/10)
 Bắt con tuyệt giao với thiết bị công nghệ, nên chăng? (22/10)
 Quên dạy con làm việc này, bố mẹ sẽ biến trẻ thành người khuyết thiếu đạo đức và nhân cách (18/10)
 Bố mẹ ép con nói 2 từ này, hại nhiều hơn lợi (13/10)
 Vì sao dạy con tại nhà được coi là phương pháp thông minh nhất thế kỷ 21? (11/10)
 Mẹ cằn nhằn càng nhiều, con gái càng thành công (6/10)
 Muốn con thành đạt, đừng bỏ qua 6 nguyên tắc "ngược đời" của cha mẹ thông minh (3/10)
 Con có bạn tưởng tượng, mẹ khoan chớ lo! (30/9)
 Bài học quý giá mẹ dạy con trước khi mất: Đừng để ý ánh mắt người khác (22/9)
 Vì sao bỏ mặc khi con thất bại lại là cách giáo dục trẻ tuyệt vời nhất? (16/9)
 Nếu chưa dạy con tự làm việc này, nguy cơ trẻ bị xâm hại cơ thể sẽ rất cao (12/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i