Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ thành thị béo phì, 50% cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân vẫn nhồi ăn

Tỉ lệ béo phì trẻ em tại nội thành TP.HCM đã vượt 50%, Hà Nội vượt 41%, có trên 50% bậc cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân.


Kết quả điều tra béo phì trẻ em mới nhất được TS Bùi Thị Nhung, Trường khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố tại hội thảo phòng chống béo phì, thừa cân cho trẻ em diễn ra tại Hà Nội.

50% bị rối loạn mỡ máu

TS Nhung cho biết, tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng nhanh chóng mặt, đặc biệt tại các thành phố lớn. Trong vòng 20 năm, béo phì tại Hà Nội và TP.HCM đã tăng lần lượt thêm 30-40%.

Cụ thể, giai đoạn 1996, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tại Hà Nội và TP HCM đều ở mức 12%. 13 năm sau (năm 2009) tỷ lệ này khoảng 27%.


Tỉ lệ trẻ em VN béo phì đang tăng chóng mặt


Đến giai đoạn 2014-2015, con số này tại nội thành TP.HCM tăng lên trên 50%, nội thành Hà Nội tăng lên 41%, trong khi mục tiêu chung trong chiến lược dinh dưỡng của VN đến 2020 là giảm tỉ lệ béo phì ở trẻ em xuống dưới 10%.

Hậu quả của trẻ em thừa cân béo phì là nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường tuýp 2 do không dung nạp được glucose, tim mạch, tăng huyết áp... Xét nghiệm trong 500 trẻ béo phì cho thấy, tỉ lệ rối loạn mỡ máu lên tới 35-50%.

Ngoài ra theo TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng VN, béo phì cũng là căn nguyên gây chứng ngưng thở khi ngủ, đau đầu giả u não cơ học, thoái hoá mỡ gan hoặc viêm gan nhiễm mỡ...

Dù vậy, theo điều tra tại Hà Nội, có tới 53% bậc phụ huynh không biết con mình thừa cân hoặc đánh giá thấp hơn 1 mức so với thực tế.

Kết quả điều tra 600 trẻ tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu chỉ ra chỉ có 2% trẻ bị thiếu cân, nhưng có tới 46% các bà mẹ cho rằng con vẫn còi, khi con thừa cân, cha mẹ vẫn đánh giá con bình thường.

Hay khi điều tra bữa ăn học đường, phụ huynh luôn nói con lười ăn nhưng khi so chiều cao với cân nặng thì thực tế trẻ đã thừa tới vài kg.

Béo phì vẫn thiếu chất

TS Từ Ngữ phân tích, nguyên nhân chính khiến béo phì trẻ em tăng phi mã do bữa ăn gia đình bị phá vỡ (chiếm 90%) và trẻ lười vận động. Trẻ hiện ăn quá nhiều thức ăn nhanh, khẩu phần ăn ở trường thừa protein, thiếu chất xơ và vi chất..

Nhóm nghiên cứu tại Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, khẩu phần ăn lý tưởng của học sinh là đảm bảo 3 bữa chính, 1-2 bữa phụ. Trong đó bữa sáng chiếm 25-30%, bữa trưa 30-40%, xế chiều 5-10%, bữa tối 25-30%.

Tuy nhiên kết quả điều tra mới nhất tại TP.HCM cho thấy, tỉ lệ bữa chiều chiếm đến 34-38%, điều này làm tăng quá trình tích mỡ, dẫn đến thừa cân, béo phì.

Lượng protein tiêu thụ trong các bữa ăn đang vượt quá khuyến cáo, nhóm 6-15 tuổi cao hơn từ 15-30%, riêng nhóm 16-18 tuổi ở nam cao hơn 53%, và 33% với nữ.

Trong khi đó, khẩu phần ăn của trẻ chứa rất ít chất xơ, chỉ đạt dưới 50% khuyến nghị và lượng vitamin, vi chất chỉ đạt từ 52-91% nhu cầu.


TS.BS Nguyễn Thị Lan Phương. Ảnh: T.Hạnh


BS Nguyễn Thị Lan Phương, Viện Dinh dưỡng cảnh báo thêm, nhiều gia đình đang cho con uống quá nhiều nước ngọt, đồ uống có gas. Khảo sát tại Hải Phòng cho thấy nhiều trẻ uống 1-3 lon/ngày, khiến nguy cơ thừa cân béo phì tăng thêm từ 2-6 lần.

Mức khuyến cáo phù hợp là chỉ nên uống 1-2 lon/tuần do trong nước ngọt có gas chứa nhiều đường đơn. Chỉ cần tiêu thụ nhiều hơn 5% tổng năng lượng trong ngày thì đã có thể gây rối loạn chuyển hoá, rối loạn chất béo dẫn đến béo phì.

Về thực tế điều trị béo phì trẻ em, TS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Trung ương thừa nhận rất khó khăn vì cha mẹ không nghĩ béo phì là bệnh.

"Chúng ta cần xác định béo phì là bệnh, có bệnh thì phải chữa. Vì không nghĩ béo phì là bệnh nên người ta chỉ đề cập đến phòng ngừa thừa cân béo phì mà không nói việc điều trị bệnh béo phì", TS Thục nói.

Để phòng chống bé phì, cách hiệu quả nhất là khuyến khích chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, trung bình cần 60 phút/ngày. Ngoài ra, tổ chức hướng dẫn các đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh điều chỉnh cấu trúc bữa ăn, tránh lạm dụng đường và các chất béo.

Bé dưới 2 tuổi không xem tivi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới 2 giờ mỗi ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần. Bên cạnh đó, trẻ cần ngủ đủ, giai đoạn 0-5 tuổi bé ngủ đủ 11 giờ mỗi ngày; 5-10 tuổi ngủ 10 giờ mỗi ngày; trên 10 tuổi ngủ đủ 9 giờ một ngày.

Theo Thúy Hạnh

Vietnamnet

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chích ngừa phế cầu: Tiêm 1, lợi 10 (23/10)
 Bí kíp giúp trẻ không bệnh khi mưa nắng thất thường (13/10)
 6 loại thuốc cho trẻ tuyệt đối không được bẻ hay nghiền (13/10)
 5 gợi ý giúp tăng miễn dịch cho trẻ (9/10)
 7 dấu hiệu bệnh nguy hiểm mẹ cần lập tức đưa bé đi khám (3/10)
 Cách sơ cứu bỏng cho trẻ cha mẹ cần biết (3/10)
 Khói thuốc lá đầu độc trẻ em như thế nào? (20/9)
 Biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt bao quy đầu (19/9)
 Nếu đang bị viêm họng thì tuyệt đối không nên dùng những thực phẩm này (15/9)
 Con gặp nguy hiểm vì cha mẹ nhầm bệnh chân tay miệng với dị ứng da (15/9)
 Hiểm họa khi bù nước điện giải không đúng cách (12/9)
 Cảnh giác bệnh tay chân miệng mùa tựu trường (5/9)
 Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ bằng cách nào? (1/9)
 Những lưu ý quan trọng về cách uống Oresol khi bị sốt xuất huyết (31/8)
 Bé gái 6 tuổi gặp tai nạn, suýt bị cắt đứt đôi người vì một thói lười nguy hiểm của bố mẹ (30/8)
 Bé lùn do ăn nhiều thịt (24/8)
 Bài thuốc trị ho từ hành, tỏi và táo, các mẹ đã "bỏ túi" chưa? (22/8)
 Viêm màng não đã khiến bé trai này chịu thương tổn thế nào, các cha mẹ cần biết (16/8)
 3 cấp độ bệnh tay chân miệng trẻ em mẹ cần biết (2/8)
 Bé bị sâu răng sữa: Xử ngay kẻo hại! (3/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i