Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ bị nhiệt miệng: Xử nhanh kẻo hại!

Chắc hẳn mẹ đã không ít lần bị chứng nhiệt miệng khó chịu hành hạ. Đối với trẻ bị nhiệt miệng, sự khó chịu còn gấp nhiều lần so với người lớn. Nguy hiểm hơn, lở miệng còn là một trong những triệu chứng của một số bệnh như loét dạ dày, bệnh viêm ruột, tay chân miệng... Mẹ đã biết cách giúp con dễ chịu hơn?

Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nứu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện trẻ bị nhiệt miệng cũng sẽ như người lớn là viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.
xử trí lở miệng ở trẻ em
Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân làm bé thường xuyên bị lở miệng
Những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Nhiệt miệng là một loại bệnh trẻ em rất phổ biến, những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:
Bé bị bệnh, mệt mỏi hoạc bị căng thẳng.
Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.
Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.


Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em thường gặp
Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:
Sốt đột ngột
Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
Đau trong miệng
Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn
mật ong trị lở miệng ở trẻ em
Mật ong có tác dụng giảm viêm, sưng, có thể giúp bé giảm đau khi bị lở miệng
Khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ phải làm gì?
Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn.
Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
Giảm sốt cho bé với 5 phương pháp tự nhiên
Giảm sốt cho bé với 5 phương pháp tự nhiên
Hầu hết các bác sĩ nhi khoa sẽ kê đơn thuốc Tây cho trẻ em để hạ sốt nhưng nhiều bậc phụ huynh muốn tìm một biện pháp khác tự nhiên hơn. Nhưng tự nhiên không có nghĩa là mặc kệ cơn sốt vì như vậy bé sẽ rất khó chịu. Dưới đây là 5 bí quyết giúp giảm sốt cho bé một cách tự nhiên.
Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.
Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
Giảm cân nhanh chóng
Đau ở vùng bụng
Sốt cao bất thường
Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
Cách phòng nhiệt miệng cho trẻ
Cách tốt nhất để phòng nhiệt miệng cho trẻ là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là khi đánh răng hay ăn uống. Ngoài ra mẹ có thể nhắc trẻ thực hiện một số việc đơn giản sau:
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
Tránh ăn uống quá khuya
Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày
Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước
Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày
Trẻ bị nhiệt miệng không phải phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng cách chữa lở miệng thông dụng bé có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Một trong những phương pháp đề phòng nguy cơ bé bị nhiệt miệng mà mẹ có thể phòng từ xa chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng để cân bằng lượng nước cũng như các loại trái cây giàu Vitamin nhóm B, Vitamin C cho trẻ.

Theo marrybaby

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:


guest

Bệnh nhiệt miệng - phương pháp điều trị hiệu quả
Ngày gửi: 12/13/2018 9:29:05 PM

Nhiệt miệng là tên gọi dân gian, thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp–tơ (aphthous ulcer). Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều mụn nước nhỏ 1–2 mm, hơi đau, có ít nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10–15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Có nhiều cách chữa khác nhau, cách chữa hiệu quả nhất là bôi thuốc TAỌ MÀNG NGĂN bao phủ lên vết loét, vì các vết loét trong miệng bị ướt huyết tương rỉ ra từ ổ loét không tạo được màng, do không có màng bảo vệ nên tổn thương rất lâu lành.
Thuốc gồm có: Sunfamethoxazon, Serathiopeptit và hợp chất tạo màng ngăn. Khi bôi (xức) thuốc vào miệng, thuốc tạo màng chịu được sự tác động của nước bọt từ 6-8 giờ, cứ 6 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng bảo vệ vết loét tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da.
Cùng với tác dụng nhanh lành vết loét, thuốc còn có tác dụng chống nhiễm trùng, dung giải phản ứng tự miễn - ngăn chặn tái phát. Vì vậy bệnh nhiệt miệng khi bôi thuốc tạo màng ngăn sẽ khỏi theo lộ trình giảm dần, thưa dần, đợt tái phát sau nhẹ hơn đợt trước rồi khỏi hẳn.

Thực tế đã kiểm chứng: Chỉ sau 6–7 lần bôi thuốc là khởi lành vết loét, đặc biệt sau 1–2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót, trẻ em bú được ngay (do thuốc tạo màng ngăn) và lành vết loét sau 3-4 ngày bôi thuốc. Kết hợp uống vitamin , điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – lao động và bôi thuốc khi bệnh tái phát, thấy biểu hiện nhiệt miệng nhẹ dần và thưa dần rồi khỏi sau 4–5 đợt chữa tái phát.

Chú ý:
- Các lần bị nhiệt miệng sau, không nên bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2–3 ngày sau, khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn, còn tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi.
- Mỗi lần bôi thuốc không cần nhiều, chỉ bôi một lượng thuốc vừa đủ kín vết loét, sau 30 phút mới ăn uống.
- Nếu nước bọt ứa ra nhiều thì nhẹ nhàng nhổ nước bọt và thuốc dư ra, nếu vẫn bình thường thì không cần phải làm gì cả, thuốc sẽ tự tan
- Không nên bôi thuốc thật nhiều vào rồi đi ngủ, vì khi ngủ không nuốt nước bọt màng tạo ra rất dày, dễ bong làm cho thuốc không có tác dụng. Do vậy nếu bôi thuốc vào buổi tối thì sau khi bôi được 2 giờ mới đi ngủ.

Xem thêm: http://nhietmieng.com/ . Bệnh nhiệt miệng . Nhiệt miệng

Bác sĩ: Đỗ Hữu Thảnh

Phản hồi xin được gửi về: ĐT 02283 926 483 – 0374 198 250 Email: [email protected]





Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 nguyên tắc khi dùng kháng sinh (20/11)
 Trẻ thiếu máu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm? (15/11)
 Coi chừng trẻ nhiễm độc khi chơi trò tô tượng (10/11)
 7 thực phẩm mẹ Việt thường cho con ăn nhưng gây hại ngầm cực lớn (6/11)
 Trời lạnh mà thấy con gặp tình trạng này, cha mẹ cần đưa bé nhập viện khẩn cấp (2/11)
 Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì tránh mất nước nhanh nhất? (31/10)
 "Bốn ấm một lạnh" là quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa Đông mẹ cần biết (27/10)
 Trẻ thành thị béo phì, 50% cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân vẫn nhồi ăn (24/10)
 Chích ngừa phế cầu: Tiêm 1, lợi 10 (23/10)
 Bí kíp giúp trẻ không bệnh khi mưa nắng thất thường (13/10)
 6 loại thuốc cho trẻ tuyệt đối không được bẻ hay nghiền (13/10)
 5 gợi ý giúp tăng miễn dịch cho trẻ (9/10)
 7 dấu hiệu bệnh nguy hiểm mẹ cần lập tức đưa bé đi khám (3/10)
 Cách sơ cứu bỏng cho trẻ cha mẹ cần biết (3/10)
 Khói thuốc lá đầu độc trẻ em như thế nào? (20/9)
 Biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt bao quy đầu (19/9)
 Nếu đang bị viêm họng thì tuyệt đối không nên dùng những thực phẩm này (15/9)
 Con gặp nguy hiểm vì cha mẹ nhầm bệnh chân tay miệng với dị ứng da (15/9)
 Hiểm họa khi bù nước điện giải không đúng cách (12/9)
 Cảnh giác bệnh tay chân miệng mùa tựu trường (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i