Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ? - Lý do mới được tiết lộ sẽ khiến mẹ bất ngờ

Nghiên cứu mới nhất cho rằng, khi thai nhi 20 tuần tuổi, sức đạp của chân sẽ tương đương khoảng 2kg, đến 30 tuần tuổi thì sức đạp của chân sẽ phát triển tương đương với 4kg.


Hnh ảnh siêu âm 4D ghi lại những tư thế của trẻ khi còn ở trong bụng mẹ

Những hình ảnh 4D bên trên ghi lại những tư thế khác nhau của thai nhi khi còn trong bụng mẹ tại những thời điểm khác nhau. Nghiên cứu mới nhất cho rằng, khi thai nhi 20 tuần tuổi, sức đạp của chân sẽ tương đương khoảng 2kg, đến 30 tuần tuổi thì sức đạp của chân sẽ phát triển tương đương với 4kg, thế nhưng trong những tuần phát triển tiếp theo thì sức đạp của chân thai nhi sẽ giảm xuống chỉ còn 2kg.

Theo Sina ghi lại, một người phụ nữ đang mang thai cảm thấy vô cùng vui mừng và xúc động khi lần đầu cảm nhận được sự chuyển động của đứa con trong bụng mình, cô vui mừng vì con mình đang dần lớn lên từng ngày, thế nhưng cũng tự thắc mắc vì sao thai nhi lại có thể đạp vào bụng mẹ nhỉ? Đây chắc chắn không phải là thắc mắc của riêng bà mẹ này.

Trong cuộc phỏng vấn về vấn đề này với một chuyên gia trong ngành y cho biết, mặc dù không gian vận động của trẻ trong bụng mẹ rất chật hẹp, thế nhưng thai nhi vẫn không ngừng hoạt động, những cử động như vậy sẽ có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ, xương, khớp của trẻ sau này.

Trong một nghiên cứu của một tạp chí khoa học khác cho thấy, sự hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu rất sớm, từ khi chúng mới được 7 tuần tuổi, khi đó, chúng vận động từ từ và nhẹ nhàng các đốt sống cổ. Những tổ hợp động tác cũng sẽ nhiều hơn cùng với sự phát triển của trẻ, ví dụ như: nấc, hắt xì hơi hoặc thậm chí là mút ngón tay. Thế nhưng, mãi đến khi thai nhi được 16-18 tuần tuổi chúng sẽ trở nên mạnh mẽ vô cùng và tại thời điểm này, các mẹ mới cảm nhận được rõ rệt các cử động của trẻ.

Sự hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu rất sớm, từ khi chúng mới được 7 tuần tuổi.

Thai nhi cũng cần được "tập thể dục"

Chuyên gia sinh vật học đến từ London - Niamh Nowlan cho biết: "Đã có một nhóm nghiên cứu về vấn đề liệu "Thai nhi có khả năng kiểm soát hành động của mình hay không? Hay những hành động của trẻ trong bụng mẹ có phải là một chuỗi phản xạ có điều kiện?"

Có thể trong giai đoạn đầu, những hành động của trẻ vẫn mang tính chất là những chuỗi phản xạ có điều kiện, thế nhưng về sau thì sự phối hợp giữa một chuỗi các hành động đó nhịp nhàng hơn, rất có thể do trí não phát triển đã giúp kiểm soát được thời gian hoạt động và chất lượng hoạt động.

Những nhà khoa học cũng chưa dám khẳng định những chuỗi hành động này là tự phát hay không, thế nhưng Niamh Nowlan cho biết, kết quả nghiên cứu của cô thể hiện rằng: "Sự vận động rất cho lợi cho sự phát triển của thai nhi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, ngay kể cả sau khi đã chào đời cũng đòi hỏi các rèn luyện không ngừng mới đảm bảo được quá trình phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là sự phát triển của hệ cơ, xương, khớp."

Đối với phụ nữ mang thai, họ luôn hồi hộp, ngóng chờ đứa con trong bụng mình phát triển khỏe mạnh, linh hoạt hay không? Niamh Nowlan cho biết: "Trong quá trình mang thai, không có một lựa chọn nào phù hợp để kiểm soát đối với những thay đổi hành động của trẻ khi còn trong bụng mẹ."

Lực của thai nhi khi đạp vào bụng mẹ là tương đối lớn

Niamh Nowlan cho biết, khi thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu đạp thì các bà mẹ đều có những cảm giác khác nhau. Ví dụ như: khi người phụ nữ đó mang thai lần hai, thì so với lần mang thai trước, lần này họ sẽ nhạy cảm hơn đối với mỗi vận động của con trong bụng. Cô nói: "Tôi luôn cảm nhận được đôi bàn chân nhỏ bé của con tôi ở đâu, thế nhưng khi mang thai lần đầu lại không có được kinh nghiệm như vậy."

Cô đoán rằng sự khác này là do khi mang thai lần đầu thì sự co bóp của tử cung gây nên, đây cũng trở thành một chủ đề nghiên cứu hữu ích của cô.

Các bà mẹ cảm nhận rõ nhất là khi con đạp vào bụng, Niamh Nowlan cùng đồng nghiệp gần đây đã tuyên bố một công trình nghiên cứu, nghiên cứu này cho biết khi thai nhi 30 tuần tuổi thì sức đạp của chân sẽ phát triển tương đương với 4kg, thế nhưng trong những tuần phát triển tiếp theo thì sức đạp của chân thai nhi sẽ giảm xuống chỉ còn 2kg, các nhà khoa học gọi đây là sự trưởng thành trong sự hình thành và phát triển của thai nhi, sự vận động của chúng ít dần đi khi cơ thể của chúng ngày một lớn dần lên.

Sự vận động trong bụng mẹ không đơn thuần chỉ có đạp, thai nhi còn biết nắm quả đấm, mở miệng và khép miệng, di chuyển cái đầu, mút tay khi mới 15 tuần. Sau vài tuần, thai nhi bắt đầu biết chớp mắt. Thế nhưng các mẹ chỉ cảm thấy rõ rệt nhất là khi con đạp, nắm đấm, và cả khi con nấc.

Cảm giác đứa con của mình đang di chuyển và đạp bụng mẹ khi còn ở trong tử cung sẽ khiến nhiều người cảm thấy kì lạ thế nhưng đó chỉ là một tiêu chí đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ.

Theo Eva

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhìn hình dáng bụng bầu có thể đoán giới tính thai nhi, đâu là sự thật? (4/7)
 Nằm trong số những bà mẹ này, bạn rất dễ sinh con thông minh hơn người (2/7)
 Những thay đổi lạ lùng của cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng nhưng thực ra hoàn toàn bình thường (22/6)
 Nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất chỉ bằng cách... nhìn mặt (18/6)
 Nghiên cứu khoa học chứng minh: Mẹ lớn tuổi có thể sinh con thông minh hơn và cao lớn hơn! (14/6)
 Đau nhũ hoa có phải mang thai? (12/6)
 Phương pháp thai giáo giúp tăng IQ cho trẻ - Phần nổi của tăng băng chìm (1/6)
 Bài thuốc chữa vô sinh hiệu quả ở ngay đây thôi! (21/5)
 Điểm mặt chỉ tên những việc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý (17/5)
 Những món mặn ngày Hè cho bầu nhắc đến là thèm (15/5)
 Đúng sai về 13 điều chị em cứ truyền miệng nhau khi mang thai (7/5)
 Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ (5/5)
 Nhiễm độc thai nghén: Cẩn thận không nguy! (2/5)
 Những Điều Cần Biết Để Sinh Nở An Toàn (28/4)
 Làm thế nào để bà bầu có một giấc ngủ ngon? (24/4)
 Những nguy cơ khi mang thai sau tuổi 40 (24/4)
 Hiện tượng rỉ ối và những thông tin bầu cần "thuộc lòng" (18/4)
 Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được! (16/4)
 2018 rồi đừng lo bà bầu đi máy bay nguy hiểm, lo xách đồ cho mẹ thôi (11/4)
 Ăn gì để vào con không vào mẹ, thai nhi tăng cân vù vù? (3/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i