Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Các cách kích thích chuyển dạ được các mẹ truyền nhau trên mạng có thực sự hiệu quả?

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên được cho là có tác dụng kích thích chuyển dạ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng, nhưng có thực sự có tác dụng?

Vào những tuần cuối của thai kỳ, bà bầu nào cũng nôn nóng chờ cơn đau đẻ để được ôm đứa con thân yêu vào lòng. Tuy nhiên, em bé lại vô cùng từ tốn và kiên nhẫn, bé chỉ muốn ra ngoài khi bé thực sự sẵn sàng. Rất nhiều bà mẹ đã tìm cách "khuyến khích" con sớm chào đời bằng những biện pháp đơn giản nhưng không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.

Một người mẹ giấu tên chia sẻ: "Tôi đã mang thai được 39 tuần, cảm giác thực sự rất mệt mỏi. Tôi đã sẵn sàng và nóng lòng cho sự chờ đón con yêu chào đời. Vì vậy, tôi đã tìm kiếm trên mạng xem "Làm thế nào để kích thích chuyển dạ hiệu quả?". Tôi đã tìm thấy các phương pháp tư vấn sức khỏe sinh sản trực tuyến của những người mẹ khác khi họ mong muốn "dỗ dành" các em bé ra đời trước ngày dự kiến sinh. Tôi đã sử dụng một vài các phương pháp kích thích chuyển dạ, như dùng dầu thầu dầu để kích thích đến ruột của mình và từ đó khiến cho tử cung cũng co bóp theo. Các biện pháp để có thể kích thích chuyển dạ tự nhiên rất đơn giản, dưới đây là 5 cách tôi đã cố gắng để có thể gặp em bé của mình sớm hơn và kết quả".

1. Ăn dứa

Được biết, trong quả dứa có chứa một enzyme phân giải protein được gọi là bromelain, có thể giúp làm mềm và gây co thắt cổ tử cung. Tôi thích dứa, vì vậy tôi đã thử phương pháp tự nhiên này để mang lại cho tôi một khởi đầu tốt đẹp. Tôi đã mua một vài quả dứa tươi từ cửa hàng tạp hóa, mỗi buổi tối món ăn nhẹ nhiệt đới này đã gây ra một số cơn co thắt khá mạnh, nhưng chúng dừng lại sau khoảng một giờ.

Tuy nhiên các bà bầu cũng cần lưu ý rằng ăn quá nhiều dứa có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.

2. Đi bộ

Đi bộ được cho là giải phóng oxytocin, một loại hormon gây co thắt. Khoa học đã chứng minh rằng việc đi bộ sẽ giúp em bé dễ di chuyển xuống phía xương chậu hơn, có lẽ là nhờ vào tác động của trọng lực hấp dẫn hoặc do nhịp lắc lư của hông. Khi em bé của mẹ gây sức ép lên cổ tử cung thì có thể quá trình chuyển dạ của mẹ đang bắt đầu. Tôi có thể đi bộ 10 dặm vào những tuần cuối cùng của thai kì.


Kết luận: Tôi càng đi, tôi càng cảm thấy áp lực lên xương chậu. Nhưng em bé vẫn chưa chịu ra đời.

3. Làm "chuyện ấy"

Quan hệ tình dục giúp giải phóng oxytocin, loại hormon quan trọng này được sinh ra khi bạn "lên đỉnh" - có tác dụng làm tăng các cơn co và qua đó "hối thúc" bé ra đời. Một vài nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng tinh dịch (có chứa chất prostaglandin) có thể kích thích các cơn co thắt tử cung. Vì vậy, chúng tôi đã bận rộn hàng đêm, và tôi rất thích sự kết hợp này. Cái bụng to của tôi đã tìm thấy được vị trí thoải mái một cách hài hước và đầy khó khăn.

Kết luận: Em bé của chúng tôi vẫn ngoan cố trong bụng bất kể chúng tôi đã "yêu" bao lâu.

4. Kích thích vùng ngực

Việc xoa bóp núm ti khoảng vài giờ một ngày cũng giúp giải phóng hormon oxytocin. Bạn có thể nghiên cứu cách xoa bóp sao cho đúng để kích thích chuyển dạ hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên biết rằng việc kích thích núm ti hàng giờ như thế có thể dẫn đến những cơn co bóp tử cung rất mạnh và gây đau đớn kéo dài.

Kết luận: Tôi vẫn mang bầu sau khi kích thích núm ti.

Các cách kích thích chuyển dạ được các mẹ truyền nhau trên mạng có thực sự hiệu quả? - Ảnh 3.
Sau khi thử các cách trên, bà mẹ nhận ra rằng: "Tôi đã học được sự chờ đợi thông qua thử nghiệm với các phương pháp kích thích chuyển dạ đơn giản tại nhà rằng "em bé sẽ ra đời khi em bé sẵn sàng". Vì vậy, CHỜ ĐỢI LÀ ĐIỀU DUY NHẤT MẸ BẦU CẦN LÀM ĐỂ ĐỢI ĐẾN LÚC CHUYỂN DẠ. Một vài ngày trước ngày dự sinh, cuối cùng con trai của tôi cũng ra đời!".

Theo Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bạn có đủ "khả năng" để sinh thêm một đứa con khác? (13/7)
 Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn? (13/7)
 Vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ? - Lý do mới được tiết lộ sẽ khiến mẹ bất ngờ (10/7)
 Nhìn hình dáng bụng bầu có thể đoán giới tính thai nhi, đâu là sự thật? (4/7)
 Nằm trong số những bà mẹ này, bạn rất dễ sinh con thông minh hơn người (2/7)
 Những thay đổi lạ lùng của cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng nhưng thực ra hoàn toàn bình thường (22/6)
 Nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất chỉ bằng cách... nhìn mặt (18/6)
 Nghiên cứu khoa học chứng minh: Mẹ lớn tuổi có thể sinh con thông minh hơn và cao lớn hơn! (14/6)
 Đau nhũ hoa có phải mang thai? (12/6)
 Phương pháp thai giáo giúp tăng IQ cho trẻ - Phần nổi của tăng băng chìm (1/6)
 Bài thuốc chữa vô sinh hiệu quả ở ngay đây thôi! (21/5)
 Điểm mặt chỉ tên những việc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý (17/5)
 Những món mặn ngày Hè cho bầu nhắc đến là thèm (15/5)
 Đúng sai về 13 điều chị em cứ truyền miệng nhau khi mang thai (7/5)
 Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Câu hỏi của nhiều mẹ bầu cùng cảnh ngộ (5/5)
 Nhiễm độc thai nghén: Cẩn thận không nguy! (2/5)
 Những Điều Cần Biết Để Sinh Nở An Toàn (28/4)
 Làm thế nào để bà bầu có một giấc ngủ ngon? (24/4)
 Những nguy cơ khi mang thai sau tuổi 40 (24/4)
 Hiện tượng rỉ ối và những thông tin bầu cần "thuộc lòng" (18/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i