Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Theo các chuyên gia, đây là 5 dấu hiệu "báo động" cho thấy con bạn đang thiếu ngủ trầm trọng

Thiếu ngủ không chỉ có thể khiến trẻ mệt mỏi mà thực chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý ngắn hạn và dài hạn của trẻ.

Chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ và việc ngủ đủ đối với sức khỏe của con người, và đối với trẻ em thì điều này lại càng đặc biệt quan trọng. Theo một phát ngôn được đăng trên Tạp chí Y học giấc ngủ lâm sàng, thiếu ngủ không chỉ có thể khiến trẻ mệt mỏi mà thực chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý ngắn hạn và dài hạn của trẻ.


Thiếu ngủ không chỉ có thể khiến trẻ mệt mỏi mà thực chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ (Ảnh minh họa).

Nhưng may mắn là nếu bạn không chắc về việc liệu con mình có đang ngủ đủ không, con cũng sẽ báo hiệu cho bạn biết bằng nhiều dấu hiệu khác nhau. Sau đây là 5 dấu hiệu phổ biến nhất mà các chuyên gia đã chỉ ra:

1. Trẻ không ngủ đủ số giờ được khuyến nghị

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học giấc ngủ lâm sàng, từ khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi và cho đến sinh nhật đầu tiên, trẻ thường cần ngủ tối thiểu 12 đến 16 tiếng mỗi ngày - bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và ngủ trưa trong ngày - để luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nếu con bạn không ngủ đủ, bạn không hề đơn độc bởi một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Quỹ giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation) thì đã có đến 29% phụ huynh cho biết con mình ngủ ít hơn lượng tối thiểu 12 tiếng vào ban đêm và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên cả trẻ và cả những ông bố bà mẹ đã sẵn mệt mỏi.


Trẻ không được ngủ đủ sẽ mệt mỏi suốt cả ngày (Ảnh minh họa).

2. Ngủ không ngon vào ban đêm

Cũng theo Quỹ giấc ngủ quốc gia, việc không tích lũy đủ giờ ngủ mỗi ngày có thể khiến trẻ ngủ không yên vào ban đêm. Theo khảo sát quốc gia của họ, những đứa trẻ không ngủ đủ giấc mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ, thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm, có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ và thay đổi vị trí ngủ hơn.

3. Trẻ hay lè nhè và càu nhàu

Như bác sĩ nhi khoa Bucklen viết trên trang web childrensmd.org, những đứa trẻ không ngủ đủ giấc sẽ dễ dàng bị kích động và, do đó, không dễ để có thể xoa dịu được. Cục Y tế Stanford cũng lưu ý rằng thiếu ngủ cũng có thể khiến trẻ trở nên cực kì lè nhè khó chịu. Nếu con bạn có vẻ khó chịu và không thể làm cách nào để có thể vỗ về xoa dịu được vào mỗi tối, thì có thể là con cần ngủ nhiều hơn.

4. Trẻ bị ốm thường xuyên


Những trẻ thiếu ngủ thường rất hay lè nhè và khó xoa dịu (Ảnh minh họa).

Bác sĩ Shalini Paruthi, Phó giáo sư tại khoa Nhi Đại học Y Saint Louis và Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ trẻ em, viết cho tờ Sleep Review rằng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé bằng cách gây ảnh hưởng đến khả năng của hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật. Bệnh tật có thể lại quay lại làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

5. Trẻ tỏ ra quá mệt mỏi

Theo nhà nhân chủng học tiến hóa Gwen Dewar, Ph.D. trên trang Parentingscience.com, những đứa trẻ quá mệt mỏi thường sẽ cho bạn biết rằng chúng cần ngủ nhiều hơn. Trẻ nhỏ hơn có thể cho thấy những hành động "thất thần" và không quan tâm đến bạn hoặc những thứ xung quanh, ngáp hoặc nghịch tai. Trang này cũng lưu ý rằng những đứa trẻ lớn tuổi hơn có thể biểu hiện quá mệt mỏi bằng cách trở nên vụng về hoặc thậm chí vấp ngã.

Khi trẻ quá mệt, để đưa trẻ vào giấc ngủ, bác sĩ Bucklen đề nghị giảm ánh đèn, tạo ra một môi trường yên tĩnh, hoặc thậm chí là thử xoa dịu, ôm ấp vỗ về hoặc đung đưa để giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Theo Tri Thuc Tre

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 bệnh trẻ sơ sinh phổ biến, mẹ càng phát hiện sớm càng dễ chữa khỏi (30/11)
 Đây là lý do trẻ sơ sinh thường khóc nhiều vào ban đêm, ngủ nhiều hơn thức, cái gì cũng cho vào miệng (29/11)
 Bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh vào thời điểm này là thích hợp nhất (22/11)
 Em bé có 1 trong 4 đặc điểm này thì chúc mừng, đây là món “thưởng lớn” cho bố mẹ (19/11)
 Bé sơ sinh tím tái tử vong sau khi massage, người mẹ gào khóc vì sai lầm "ngớ ngẩn" (15/11)
 16 sự thật thú vị về sữa mẹ mà ngay cả những mẹ sữa cũng chưa chắc đã biết (12/11)
 Bé 4 tháng tuổi tử vong do bị hăm tã và đây là cách xử lý khi trẻ bị hăm (7/11)
 Cặp song sinh nhập viện sau khi ăn trứng gà, bố mẹ ngã quỵ trước kết luận của bác sĩ (5/11)
 Bỏ quên vitamin K, nhiều cha mẹ đã phải ân hận khi con gặp di chứng (29/10)
 Những mẹo nhỏ mà có võ giúp việc chăm sóc trẻ sơ sinh nhàn nhã hơn bao giờ hết (22/10)
 Đi ngủ vào đúng khung giờ này buổi tối, trẻ vừa cao lớn lại thông minh tối đa (10/10)
 Sau khi tắm - Thời điểm không nên cho con bú vì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ (2/10)
 5 nhóm người tuyệt đối không được hôn trẻ sơ sinh, bố mẹ cần biết để bảo vệ con tốt nhất (24/9)
 Các giai đoạn phát triển của trẻ trong 1 năm đầu đời, mẹ nên ghi vào sổ (17/9)
 Thực hư việc bế thẳng đứng khiến trẻ sơ sinh vẹo cột sống và cách bế đúng (5/9)
 Biết được sự thật này, nhiều mẹ Việt sẽ không cho con sơ sinh nằm gối nữa (27/8)
 10 điều về trẻ sơ sinh dù cố lý giải thế nào cũng không đúng (24/8)
 Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho người làm mẹ lần đầu tiên (15/8)
 Bé sơ sinh 7 tháng cứ ăn sữa là phun như vòi rồng vì sai lầm pha sữa của bà (15/8)
 Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý (6/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i