Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Những kỹ năng sống cơ bản mà trẻ nào cũng phải nắm vững trước khi bắt đầu độ tuổi đến trường, cha mẹ rất nên lưu ý

Trẻ cần được học và rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản ngay từ trong gia đình, và tốt nhất là nên học ngay từ bé trước độ tuổi đến trường.


Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt từ vẻ ngoài, tính cách đến hiểu biết, kỹ năng và suy nghĩ khác nhau. Mặc dù mỗi bé đều có kỹ năng riêng song cũng phải có những kỹ năng chung nhất định để sẵn sàng sống trong một môi trường tập thể, nhất là khi bé bắt đầu độ tuổi tới trường. Kỹ năng sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm, và chắc chắn rằng nhà trường không thể dạy hết những kỹ năng này cho các bé mà cha mẹ cần tạo điều kiện cho con được học và rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản ngay từ trong gia đình, từ khi còn nhỏ.


Trẻ cần được học và rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản ngay từ trong gia đình, và tốt nhất là nên học ngay từ bé trước độ tuổi đến trường (Ảnh minh họa)

Bắt đầu đi học mẫu giáo là một cột mốc quan trọng đầu tiên mà bé sẽ phải đối mặt trong sự nghiệp học hành của mình. Bên cạnh việc phải tự mình hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn, bé cũng sẽ thấy lạ lẫm và bỡ ngỡ trong một môi trường mới, những người bạn mới. Nếu trẻ được học những kỹ năng sống cơ bản ngay từ bậc mầm non thì khi lớn lên bé sẽ tự tin hơn, biết cách tự lập, tự vượt qua khó khăn và biết sống sao cho có ích với xã hội.

Chuyên gia về phương pháp nuôi dạy con Fiona Maher O'Sullivan đến từ Trung tâm tư vấn và đào tạo Incontact (Singapore) nhấn mạnh rằng: "Nếu trẻ đã sẵn sàng và được chuẩn bị đầy đủ kĩ năng sống cần thiết, bé sẽ có hành vi và cư xử đúng đắn, trẻ tiếp thu các kỹ năng mới, bài học mới một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn."

Sau đây là danh sách 5 nhóm kĩ năng sống cơ bản mà bất cứ bé nào trong độ tuổi mẫu giáo cũng cần nắm vững ngay từ nhỏ để trở nên tự tin và bản lĩnh hơn.

1. Có thể chịu đựng cảm giác chia tay

Với những bé đi học lần đầu thì cảm giác phải tạm biệt bố mẹ, người thân và ngôi nhà quen thuộc để đến trường mới, gặp gỡ những người bạn mới quả là không mấy dễ dàng. Bà Fiona cho biết thêm rằng nghiên cứu chỉ ra các bé trai có xu hướng lo lắng và chán nản hơn so với các bé gái thể hiện bằng cách khóc lóc, giận dữ, đánh lại cha mẹ và nhất quyết không chịu đi học.

Lời khuyên dành cho cha mẹ là hãy tập dượt trước cho bé bằng những khoảng thời gian cách ly từ ngắn tới dài. Xây dựng sự tự tin sẽ giúp trẻ độc lập hơn, để cho trẻ tự làm những việc đơn giản như tự ăn, đi vệ sinh và tự rửa tay mà không cần sự có mặt của bố mẹ. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là cần cho phép trẻ được chủ động và mắc sai lầm.

2. Thực hiện theo lịch trình

Khi đi học, các chương trình trên lớp sẽ được thiết lập theo một lịch trình cố định. Và bé cần có khả năng thực hiện theo thời gian biểu đó để không bị tụt lại sau hoặc làm ảnh hưởng tới các bé khác. Chuyên gia khuyên bố mẹ tập cho con đi theo một lịch trình cụ thể tại nhà, hình thành thói quen cho trẻ trước khi đi học. Ví dụ như thời gian ngủ dậy, ăn sáng, ngủ trưa, các hoạt động buổi chiều... Cha mẹ cũng cần chuẩn bị, thông báo cho bé trước khi thay đổi sang hoạt động tiếp theo như địa điểm, thời gian. Chẳng hạn: Sau khi con tắm xong thì mẹ con mình sẽ đi chơi công viên.

3. Khả năng tập trung

Nhiều bé không có khả năng tập trung cao, "cả thèm" chóng chán và dễ mất hứng với một hoạt động nào đó. Các chuyên gia khuyên cha mẹ rèn luyện kĩ năng tập trung cho bé tại nhà bằng cách cho bé tham gia các hoạt động mà bé yêu thích kết hợp với hoạt động bé ít thích hơn để cùng hoàn thành. Sau đó, tăng dần thời gian trẻ thực hiện cho từng nhiệm vụ và có phần thưởng khích lệ khi trẻ có thể tập trung và hoàn thành.

Chuyên gia, bác sĩ tâm lý Vaani Gunaseelan (Singapore) hướng dẫn cha mẹ phân biệt hội chứng tăng động giảm chú ý với trẻ kém tập trung qua các dấu hiệu như khó khăn khi phải ngồi tập trung theo thời gian dự kiến, chạy nhảy quá mức kiểm soát, khó chịu bứt rứt khi phải chờ đến lượt mình, dễ bị phân tâm, không thể thực hiện theo hướng dẫn.

4. Kĩ năng giao tiếp, kết bạn

Trường mầm non là một môi trường mới với rất nhiều gương mặt mới, từ thầy cô mới cho đến các bạn mới. Kĩ năng giao tiếp và kết nối với những người khác sẽ giúp trẻ kết bạn và hòa nhập dễ dàng hơn, từ đó trẻ sẽ nhiệt tình và tích cực hơn khi đến trường.

Lời khuyên dành cho cha mẹ trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hòa nhập cho trẻ là nên dành thời gian chơi với con, cho con chơi các trò chơi phù hợp với lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển. Mặt khác, chuyên gia tâm lý cho rằng không có cách nào tốt hơn để cải thiện các kỹ năng xã hội của trẻ hơn là để cho con được gặp gỡ và tương tác với những đứa trẻ khác ở bên ngoài. Tiến sĩ Vaani gợi ý cha mẹ nên đưa con ra ngoài chơi hoặc tổ chức các hoạt động cho các bé tham gia. Sân chơi tại khu phố trẻ sinh sống là một địa điểm lý tưởng. Thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động bên ngoài với các bé khác sẽ giúp xây dựng sự quen thuộc, tự tin và các kỹ năng xã hội cho trẻ.

5. Kiểm soát cảm xúc

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc rất quan trọng mà cha mẹ cần rèn luyện cho bé ngay từ nhỏ. Nếu không thể kiểm soát cơn tức giận thì con rất dễ biến thành đứa trẻ hung hăng, chọn đánh bạn và xung đột làm giải pháp thay vì kết bạn và hòa đồng.

Cha mẹ cần giúp bé kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh, không phủ nhận cảm xúc tiêu cực của trẻ mà hãy giúp trẻ tháo gỡ vấn đề, giải tỏa căng thẳng. Tránh chỉ trích, mắng mỏ con là đứa trẻ hư. Thay vào đó nếu thấy trẻ đánh bạn, mẹ có thể nói: "Mẹ rất buồn khi thấy con đánh bạn ở sân chơi và mẹ không thích những gì con đã làm hôm nay". Điều này cho phép trẻ biết tự chịu trách nhiệm về tình huống đã gây ra, đồng thời cho con cơ hội để giải tỏa cảm xúc.

Theo Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đâu là phương pháp học cùng con tốt nhất cho các bố mẹ hiện đại? (19/2)
 Dùng nghèo để nuôi con trai, dùng giàu để nuôi con gái (18/2)
 Muốn con trưởng thành hơn và luôn luôn hạnh phúc, cha mẹ hãy dạy con những kỹ năng cơ bản này ngay từ tấm bé (13/2)
 Cha mẹ không cần mất công nghĩ nhiều cách phạt con chỉ cần áp dụng đúng kiểu kỷ luật này trẻ sẽ ngoan ngoãn ngay (27/1)
 Trẻ hay nói dối, đây là cách ứng xử của một người mẹ khôn ngoan (22/1)
 Trẻ sinh non có nguy cơ chỉ số IQ thấp hơn, nhưng cha mẹ có thể giúp con cải thiện bằng những cách này (17/1)
 Cha mẹ mà hay làm điều này vô tình sẽ biến con mình thành một đứa trẻ hay ghen tị với mọi thứ xung quanh (14/1)
 Những hạn chế và ích lợi khi nuôi con không có ông bà hỗ trợ bên cạnh không phải gia đình nào cũng biết (9/1)
 Nếu thấy con có thái độ hỗn hào thiếu tôn trọng thì cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 phương pháp này (4/1)
 Ít để ý đến 12 đặc điểm này ở trẻ, nhiều cha mẹ không biết con mình là thần đồng (3/1)
 10 nguyên tắc dạy con thành tài của cha mẹ thông thái (28/12)
 Cha mẹ không biết những điều này sớm, con sẽ thành người "há miệng chờ sung" (26/12)
 Mẹo giúp mẹ dạy bé biết chia sẻ với mọi người từ nhỏ (24/12)
 Cần dạy trẻ trai về xâm hại tình dục để biết phản kháng, thoát thân (21/12)
 5 quy tắc nuôi dạy con của cha mẹ Nhật mà mọi phụ huynh nên học hỏi (20/12)
 Những bà mẹ “ghê gớm”, hay cằn nhằn sẽ có con thành công sớm hơn (18/12)
 6 cách giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy (17/12)
 Mẹo giúp mẹ dạy bé biết chia sẻ với mọi người từ nhỏ (14/12)
 Bố mẹ càng cấm đoán con thì càng phản tác dụng và đây là lý do (13/12)
 Dạy gì thì dạy, khi nuôi dạy con trai, bố mẹ cần tránh 3 câu nói này (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i