Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Đứa trẻ thích nghịch smartphone và không thích nghịch, sự khác biệt quá lớn chỉ thấy rõ sau 10 năm

Nhiều bố mẹ có thể sẽ giật mình khi biết được tác hại to lớn mà điện thoại mang đến cho đứa trẻ.

Tiểu Tâm (Trung Quốc) là một bà mẹ trẻ mới sinh con thứ hai, chị có một cậu con trai lớn đã 4 tuổi. Vì thường xuyên phải chăm sóc cho con mới sinh nên chị bỏ bẵng con trai lớn. Để đối phó với các câu hỏi vặt vãnh, mè nheo của con trai 4 tuổi, Tiểu Tâm thường cho con dùng điện thoại di động. Sau khi được mẹ dỗ dành bằng smartphone, con trai của Tiểu Tâm ngoan ngoãn ngồi một chỗ và tập trung nhìn vào điện thoại.

Con trai chị Tiểu Tâm có xu thích thích chơi một mình với điện thoại, ngại tiếp xúc với người khác. Ảnh minh họa

Trên thực tế, theo các chuyên gia tâm lý và sức khỏe nhi khoa tại địa phương nơi gia đình chị Tiểu Tâm sinh sống, trường hợp của chị và con trai không phải là duy nhất mà tại khu vực đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thường xuyên được cha mẹ cho sử dụng điện thoại để dỗ dành từ khi còn rất nhỏ. Theo các bậc cha mẹ, điện thoại di động không chỉ giúp đứa trẻ đỡ mè nheo hơn mà còn có tác dụng giúp đứa trẻ khám phá thế giới thông qua các video, bài học cuộc sống...

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu trẻ sử dụng điện thoại quá thường xuyên và quá lâu cũng trở thành "nộ lệ" của nó và bị thiết bị này chi phối. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giữa những đứa trẻ thường xuyên chơi với điện thoại di động và những đứa trẻ được kiểm soát, không chơi với điện thoại có sự khác biệt rất lớn. Sự khác biệt này sẽ biểu hiện rõ nét sau 10 năm.

Thứ nhất, về tính cách

Tính cách của một đứa trẻ có năng động hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự giao tiếp của chúng với xã hội xung quanh.

Đứa trẻ luôn chơi với điện thoại di động thường thích đắm mình trong thế giới ảo, chơi một mình, sự kết nối với thế giới bên ngoài bị giảm sút.

Trong khi đó, những đứa trẻ không (hoặc ít) khi dùng điện thoại, chúng thường thích nô đùa với những bạn đồng lứa, giao tiếp nhiều hơn, năng động hơn, tính cách hướng ngoại hơn.

Thứ hai, sức khỏe thể chất

Khi trẻ nhìn vào điện thoại di động một thời gian dài, thị lực sẽ bị giảm sút, cột sống bị cong vì ngồi lâu. Ngoài ra, đứa trẻ luôn ngồi yên cơ thể dễ bị béo phì. Tất cả những tác động này tới sức khỏe chỉ có thể nhận định một cách rõ ràng sau nhiều năm.

Ngoài ra, những đứa trẻ không thích điện thoại di động lại thường nô nghịch, cười đùa và tham gia vào các hoạt động thể chất lành mạnh, vừa rèn luyện cơ thể vừa bảo vệ thị lực. Sức khỏe của chúng rất tốt, tăng trưởng và sự phát triển đồng đều, cơ thể khỏe mạnh.

Thứ 3, tính kỷ luật, tự giác

Ngày nay, người trẻ và những đứa trẻ thường mắc phải căn bệnh "trì hoãn". Đa số đều dậy rất muộn vào mỗi buổi sáng và trì hoãn ăn bữa sáng. Điều đó xảy ra nhiều hơn ở những đứa trẻ thích dùng điện thoại ban ngày và cả ban đêm, theo một nghiên cứu.

Tuy nhiên, những đứa trẻ không được dùng điện thoại di động thường tự giác hơn, chúng tự giác với chính bản thân mình, với mọi công việc trong nhà. Chúng không chơi điện thoại không phải vì không thích mà chúng có những quy tắc riêng của mình. Ngay cả khi dùng điện thoại, chúng cũng có ý thức giới hạn thời gian chơi. Đó là tính kỉ luật được hình thành khi ít sử dụng điện thoại.

Trên đây có thể thấy việc trẻ dùng điện thoại di động quá thường xuyên đem lại những giảm sút về cả thể chất và tinh thần không hề nhỏ. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ những cái lợi và tác hại của điện thoại di động để có hướng điều chỉnh trẻ phù hợp.

Theo Eva.vn

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bật mí 7 cách trị đau răng cho trẻ tại nhà (21/2)
 Phương pháp ăn dặm nào tốt cho bé? Hãy nghe chuyên gia tiết lộ (19/2)
 Chuyên gia chỉ cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ sau Tết (18/2)
 Bé sinh non nặng chưa đến 2kg cứ bú sữa là nôn ói, nguyên nhân hé lộ khiến mọi người không khỏi kinh ngạc (13/2)
 5 sai lầm phổ biến khi cho con bú bình hầu như mẹ nào cũng mắc phải mà không hề nhận ra (27/1)
 Cho trẻ ăn sữa chua vào thời điểm nào là tốt nhất? (22/1)
 Chuyên gia Viện dinh dưỡng mách mẹ cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật (17/1)
 3 dấu hiệu của trẻ rất dễ làm các bậc phụ huynh hiểu lầm rằng con mình đã có thể bắt đầu ăn dặm (14/1)
 Thay vì nói "Con giỏi lắm", giáo viên Montessori hay dùng những câu này để khen con trẻ (9/1)
 Cứ ngỡ các mẹ hay bế con phía bên trái chỉ là thói quen thôi, nhưng đằng sau là lý do đầy bất ngờ (4/1)
 Chuyên gia chỉ rõ sai lầm của bà và mẹ khiến con ăn mãi vẫn lùn, nhẹ cân (3/1)
 3 thói quen phổ biến ở trẻ mà các mẹ cần loại bỏ ngay nếu không muốn gây hại đến xương hàm và thẩm mỹ sau này của con (28/12)
 Chỉ một chút thay đổi khi nói chuyện, bố mẹ sẽ dạy con biết nói nhanh và sớm (26/12)
 Sưởi ấm trong mùa đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi! (24/12)
 Sự thật thú vị: Bé trai và bé gái nhận được nguồn dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau từ sữa mẹ (21/12)
 "Dắt túi" ngay những mẹo giúp bé tắt tivi, ipad dễ dàng mà không có cơn ăn vạ nào xảy ra (20/12)
 Nấu nồi cháo cho con ăn sáng, trưa hâm lại ăn tiếp, sau 2 tháng mẹ ân hận tột cùng (18/12)
 Bỏ con 13 tháng tuổi trong nhà tắm một mình, 2 phút sau mẹ quay lại chứng kiến cảnh tượng đau lòng (17/12)
 Lại thêm 1 bà mẹ đau đớn mất con mới 14 ngày tuổi vì nụ hôn của người lớn (13/12)
 Thực hư chuyện trẻ biết đi sớm lớn lên sẽ rất thông minh (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i