Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   3 thói quen xấu điển hình hay gặp nhất ở trẻ và cách cha mẹ nên xử lý chúng

 

Ở trẻ nhỏ có 1 số thói quen xấu khó bỏ, thay vì quát mắng hay dùng vũ lực thì cha mẹ nên tham khảo những cách sau.

 

1. Ngậm mút tay

 


Nhiều mẹ rất sốt ruột khi thấy con mình hơn 1 tuổi rồi nhưng vẫn mút tay.

 

Sau 2 tháng tuổi, trẻ thường có thói quen ngậm mút ngón tay, hoặc cho mọi thứ cầm được vào miệng. Trẻ ngậm mút ngón tay được xem là hành động đơn giản, nhưng có tác dụng hỗ trợ chức năng của ngón tay khi xử lý các động tác phức tạp, tinh xảo, chẳng hạn viết chữ, vẽ tranh...

 

Thông thường, trẻ thường ngậm mút ngón tay từ 0 - 1 tuổi. Sau 1 tuổi, trẻ sẽ bỏ tật ngậm mút tay. Trước khi giai đoạn trẻ chấm dứt thói quen ngậm mút tay, nếu mẹ can thiệp quá sớm hoặc đánh mắng trẻ, cách này sẽ phản tác dụng khiến trẻ không thỏa mãn và thói quen ngậm mút tay sẽ kéo dài.

 

Nếu mẹ kiên nhẫn chờ đợi, sau 5 - 6 tháng trẻ sẽ bỏ dần thói quen ngậm mút tay. Nhưng vẫn có ngoại lệ, sau 1 tuổi có trẻ vẫn giữ thói quen ngậm mút tay hoặc có những hành động đưa tay đến miệng, chẳng hạn khi trẻ đang suy nghĩ thì trẻ sẽ ngậm cắn ngón tay hoặc khi trẻ cảm thấy kinh ngạc thì trẻ sẽ đưa tay che miệng.

 

Các bậc phụ huynh nên xử lý thế nào?

 


Các mẹ có thể khuyến khích trẻ sử dụng tay vào một số việc khác để hạn chế tình trạng mút tay của con.

 

Dưới 1 tuổi, nếu trẻ vẫn ngậm mút tay thì bố mẹ không nên can thiệp, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng và tay của trẻ. Nếu thói quen ngậm mút tay kéo dài đến 2 tuổi, bạn cần đặc biệt lưu ý bởi nó sẽ phát sinh một số vấn đề, chẳng hạn ngón tay của trẻ sẽ bong da, nhiễm trùng, cơ mặt phát triển không bình thường.

 

Bạn nên khuyến khích trẻ sử dụng tay vào một số việc khác, cách này sẽ giúp trẻ nhận ra tay không chỉ dùng vào việc ngậm mút, mà còn có thể cầm lắc đồ chơi.

 

2. Trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn

 


Giành giật đồ chơi là 1 thói quen rất nhiều trẻ mắc phải.

 

Từ góc độ suy nghĩ của người lớn, trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn bè là một đứa trẻ ích kỷ. Nhưng thực tế, trẻ vẫn còn nhỏ nên không có khái niệm về sự ích kỷ.

 

Khoảng 2 - 4 tuổi, trẻ sẽ biểu đạt "mọi thứ đều là của mình". Trẻ sẽ giữ mọi thứ thuộc về mình và không muốn san sẻ với bất kì ai. Vào thời điểm này, trẻ tự xem mình là trung tâm, đây là quá trình tâm sinh lý phát triển và không thể tránh khỏi trong giai đoạn trưởng thành.

 

Nhiều bậc cha mẹ vì thể diện hoặc vì rèn luyện thói quen tốt cho trẻ nên ép buộc trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Liệu cách làm này có đúng không?

 

Các bậc phụ huynh nên xử lý thế nào?

 


Dạy trẻ biết chia sẻ là điều cần thiết, tuy nhiên quan trọng nhất là trẻ nên tự nguyện thay vì sợ bố mẹ mà làm theo.

 

Bố mẹ nên đứng ở góc độ của trẻ và nhìn nhận vấn đề. Hãy bảo vệ quyền nhận thức đồ vật của trẻ, nhưng cũng đồng thời hướng dẫn trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn bè.

 

Không chỉ đưa đồ chơi cho bạn mới gọi là chia sẻ, bởi trao đổi đồ chơi cũng là một cách chia sẻ. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ trao đổi đồ chơi với bạn bè, cách này giúp trẻ hiểu san sẻ đồ chơi không có nghĩa là mất đi, mà ngược lại có thể được chơi đồ chơi của bạn.

 

Nếu trẻ thật sự không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn, thì các bậc phụ huynh không nên ép buộc trẻ. Bởi mọi sự miễn cưỡng đều là sai lầm, hãy để trẻ tự nguyện chứ không phải vì sợ bố mẹ trách mắng mà chia sẻ đồ chơi với bạn.

 

3. Trẻ nổi nóng và cãi lời cha mẹ

 


"Tại sao con phải nghe lời mẹ?" chắc chắn là câu nói khiến nhiều bà mẹ "tăng xông" nhất.


Nhiều bậc cha mẹ đều cảm nhận, con của mình vẫn còn bé lắm, thế mà bắt đầu lý sự và cãi lời cha mẹ. Chẳng hạn khi mẹ gọi trẻ dậy đánh răng rửa mặt, trẻ có thể vặn vẹo: "Tại sao con phải nghe lời mẹ?".

 

Khi bố mẹ nói 1 câu, trẻ liền bật lại những lời đáp trả như thách thức. Nhiều bậc phụ huynh đương nhiên sẽ tức giận và nghĩ con mình là một đứa trẻ hư hỏng.

 

Thực tế, tranh cãi là một tín hiệu cho thấy tâm sinh lý của trẻ đang phát triển. Trẻ đang khát vọng được bày tỏ mong muốn và ý kiến với bố mẹ. Chính vì cha mẹ không hiểu tâm sinh lý của con trẻ nên mới khiến mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.

 

Các bậc phụ huynh nên xử lý thế nào?

 


Thay vì nổi nóng, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ nói ra nguyên nhân tại sao trẻ bất mãn và cãi lời cha mẹ.

 

Nổi nóng và tranh cãi ở trẻ hoàn toàn khác biệt so với người lớn. Bố mẹ cần hiểu, bao dung và tôn trọng những lời trẻ nói, chứ không nên tức giận và nghĩ là trẻ đang thách thức uy quyền của người lớn.

 

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ nói ra nguyên nhân tại sao trẻ bất mãn và cãi lời cha mẹ. Ngay cả khi trẻ nổi nóng, hãy cho phép trẻ được xả cơn giận, sau đó điều bố mẹ cần làm là xoa dịu trẻ.

 

Nguồn http://afamily.vn

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bữa sáng của con và những vấn đề mẹ cần quan tâm dịp nghỉ hè (28/5)
 Trẻ thừa cân béo phì có nên uống sữa? (27/5)
 Quên lý thuyết suông đi, đây mới là cách mà các mẹ trên thế giới đã áp dụng thành công để hạn chế con ngồi lì trước màn hình (27/5)
 Bé 4 tuổi tử vong vì bà nội cho ăn trứng theo cách nhiều người đang rất thích (24/5)
 Điều cha mẹ cần chuẩn bị trước khi trao đổi với con về vấn đề quan hệ tình dục (24/5)
 Trước khi là thần đồng chí ít trẻ đã có những phẩm chất này (24/5)
 Căn bệnh tự kỉ của con trai đã thay đổi hoàn toàn nhân sinh quan của tôi theo cách không thể nào ngờ được (20/5)
 Sau ngày họp phụ huynh thì đây là những điều cha mẹ nên và không nên làm để tránh gây tổn thương cho con (20/5)
 Top 9 thực phẩm giàu vitamin D cho trẻ thêm cao, không ăn hơi phí (17/5)
 Bảo vệ con khỏi kẻ ấu dâm: Nếu chưa dạy con 9 điều này thì cha mẹ hãy khẩn trương lên (15/5)
 Các mẹ có con biếng ăn nhất định phải đọc bài này vì có thể đang mắc 6 sai lầm dưới đây (15/5)
 Trẻ ngủ không sâu giấc: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh cho bé (11/5)
 Đừng tưởng con hiếu động, có những biểu hiện này là bệnh tăng động (8/5)
 7 thực phẩm VÀNG GIÚP BÉ GIẢI NHIỆT trong ngày hè mẹ thương con chớ bỏ qua (5/5)
 Muôn vàn tình huống "tréo ngoe" khi dạy con ngồi bô mà chỉ cần nhắc đến thôi nhiều mẹ sẽ phải ngao ngán lắc đầu: "Chuyện thường ngày ở huyện" (5/5)
 Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng (2/5)
 Nỗi hoang mang của các cha mẹ có con là thiên tài (24/4)
 Trời nóng bức, nên để nhiệt độ trong phòng điều hòa là bao nhiêu để tốt cho trẻ? (22/4)
 Mẹo lấy nước ra khỏi tai nhanh chóng khi bơi (22/4)
 Nghiên cứu mới của các nhà khoa học khiến các bậc phụ huynh lơ là cảnh giác với con trong vấn đề "muôn thuở" này phải giật mình thon thót (22/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i