Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Tưởng con ngoan, ai ngờ tự kỷ


Hội chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

 

Tại Khoa Tâm lý Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm đã có rất đông bệnh nhi được cha mẹ đưa đến khám về tâm thần, tâm lý.

 

 

Cha mẹ bận, con bệnh nặng hơn

 

Ngồi bên hành lang BV chờ lấy thuốc, đôi mắt đỏ hoe, chị L.P.Tr (37 tuổi; ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) vẫn không tin khi bác sĩ (BS) nói con trai 3 tuổi của chị mắc bệnh tự kỷ. Chị Tr. kể sau sinh được 9 tháng, vợ chồng chị ly thân. Chị làm công nhân thường tăng ca nên phải đưa con về quê nhờ mẹ chăm sóc. Khi bé được 2 tuổi, chị đón hai bà cháu lên ở cùng.

 

Dù ở gần con nhưng chị rất ít thời gian chơi đùa với con vì ngoài thời gian làm việc ở công ty, đêm về chị còn phụ mẹ chị đơm nút áo kiếm thêm thu nhập và để bé làm bạn với cái tivi và điện thoại. "Bé có thể ngồi xem điện thoại hàng giờ, khi gọi ít khi quay lại hoặc chơi cùng mẹ. Lúc đầu, tôi nghĩ bé tập trung xem vì thích nhưng dần tôi phát hiện bé ít nói chuyện, không chơi cùng bạn. Chỉ đến khi đi học, cô giáo nói bé có những biểu hiện của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ như hay la hét, đánh bạn và khuyên tôi đưa con đi khám. Lúc này, tôi mới tá hỏa" - chị Tr. kể.

 

Tương tự, bé N.G.B (4 tuổi) được mẹ đưa đến BV trong tình trạng la hét, quấy khóc, rất sợ khi thấy người lạ. Mẹ bé, chị L.T.D (25 tuổi) cho biết cách đây 1 năm, bé B. được gửi ở trường mầm non nhưng sau 1 tháng, cô giáo đề nghị chị đón về vì bé hay quấy khóc, la hét, đánh bạn. "Do buôn bán bận rộn, tôi để con chơi, xem tivi và iPad từ sáng đến tối. Nhiều lúc thấy con ngồi xem phim, không nghịch ngợm, vợ chồng tôi còn rất vui vì nghĩ con ngoan, ai ngờ..." - chị D. bộc bạch.

 

 

ThS-BS Đinh Thạc làm các bài kiểm tra để tầm soát hội chứng tự kỷ cho bệnh nhi tại Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1

 

Ngày càng nhiều trẻ mắc bệnh


ThS-BS Đinh Thạc, phụ trách Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 1, cho biết mỗi ngày có từ 55-60 bệnh nhi đến khám về tâm thần, tâm lý, trong đó khoảng 35-40 trường hợp khám mới. Riêng đối với hội chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng có sự gia tăng đáng kể, mỗi ngày tiếp nhận từ 10-15 trường hợp.


Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ làm trẻ khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Có các biểu hiện yếu ở cả 3 phương diện: Ngôn ngữ (trẻ chậm nói, từ vựng hạn chế), sự tương tác giao tiếp (trẻ chỉ thích chơi một mình, không thích trò chuyện hoặc chơi với người khác) và hành vi định hình bất thường (la hét bất thường, hay đánh bạn, đi nhón chân, lao đầu vào xe cộ đang chạy, sợ hãi những thứ bình thường như tiếng mưa...).


Chuyên gia tâm lý Lý Tường Lợi, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, cho biết cách đây một tháng, bé N.M.T (8 tuổi) được người nhà đưa đến khám trong tình trạng mắc bệnh tự kỷ khá nặng. "Vừa gặp tôi, bé đã sấn đến đánh một cái thật mạnh vào ót, khi nói chuyện thì bất ngờ cắn vào tay tôi... Chưa kể, bé hoạt động liên tục, đập phá, không tương tác, ít quan tâm đến mẹ" - ông Lợi kể. Mẹ của T. cho hay trong gia đình bé không tiếp xúc với ai ngoài mẹ vì không biết tiếng Việt. Ba T. là người Trung Quốc thường đi công tác xa nhà nên bé rất ít được quan tâm, gần gũi... Đây là yếu tố khiến bệnh tình bé trầm trọng hơn.


Theo BS Thạc, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra nguyên nhân chính xác của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng chứng này do yếu tố di truyền và môi trường là một trong những nguyên nhân tác động làm cho trẻ bị nặng hơn nếu không được phát hiện, điều trị sớm.


BS Đinh Thạc cũng nhấn mạnh ngoài việc dùng thuốc, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc điều trị chứng tự kỷ ở trẻ. Ngoài việc dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện cùng con thì dịp hè, cha mẹ nên đăng ký cho con tham gia trại hè để trẻ sẽ được học thêm nhiều kỹ năng thích nghi hoặc các trò chơi vận động nhẹ nhàng thay vì để trẻ ở nhà xem tivi, chơi điện thoại.

 

Tầm soát sớm, chặn mầm tự kỷ


Ông Lý Tường Lợi cho biết nhiều trẻ khi sinh ra đã có sẵn "mầm" tự kỷ. Cái mầm đó lớn nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào những yếu tố xung quanh. Ví dụ như một trẻ sinh ra có mầm tự kỷ nhưng không được ba mẹ quan tâm mà để bé xem tivi, điện thoại nhiều, ít được quan tâm, giao tiếp với người khác thì bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Trong khi đó, trẻ mắc bệnh tự kỷ nhưng được gia đình quan tâm, không để cháu xem tivi, điện thoại và đưa đi điều trị sớm thì bệnh sẽ cải thiện tốt.


Ông Lợi khuyến cáo cần quan sát trẻ từ khi mới sinh ra để xác định trẻ có mắc hội chứng tự kỷ không. Ví dụ bé không giao tiếp mắt, không bập bẹ, không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi; không nói được từ đơn giản khi 16 tháng tuổi, không tự nói 2 từ khi 24 tháng tuổi. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào như trên thì nên đưa trẻ đi tầm soát sớm.


"Phụ nữ khi mang thai nên tránh căng thẳng, không tiếp xúc với hóa chất, kim loại độc hại để ảnh hưởng đến thai nhi. Nên đưa trẻ thăm khám định kỳ 9 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 30 tháng tuổi để tầm soát các nguy cơ" - ông Lợi nói.

Nguồn nld.com.vn

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bố mẹ hay dùng điện thoại trước mặt con: Tác hại chắc chắn không ai có thể ngờ tới! (12/6)
 6 bước đơn giản đến không ngờ để bảo vệ thị lực của bé ngay từ nhỏ (7/6)
 3 thói quen xấu điển hình hay gặp nhất ở trẻ và cách cha mẹ nên xử lý chúng (4/6)
 Bữa sáng của con và những vấn đề mẹ cần quan tâm dịp nghỉ hè (28/5)
 Trẻ thừa cân béo phì có nên uống sữa? (27/5)
 Quên lý thuyết suông đi, đây mới là cách mà các mẹ trên thế giới đã áp dụng thành công để hạn chế con ngồi lì trước màn hình (27/5)
 Bé 4 tuổi tử vong vì bà nội cho ăn trứng theo cách nhiều người đang rất thích (24/5)
 Điều cha mẹ cần chuẩn bị trước khi trao đổi với con về vấn đề quan hệ tình dục (24/5)
 Trước khi là thần đồng chí ít trẻ đã có những phẩm chất này (24/5)
 Căn bệnh tự kỉ của con trai đã thay đổi hoàn toàn nhân sinh quan của tôi theo cách không thể nào ngờ được (20/5)
 Sau ngày họp phụ huynh thì đây là những điều cha mẹ nên và không nên làm để tránh gây tổn thương cho con (20/5)
 Top 9 thực phẩm giàu vitamin D cho trẻ thêm cao, không ăn hơi phí (17/5)
 Bảo vệ con khỏi kẻ ấu dâm: Nếu chưa dạy con 9 điều này thì cha mẹ hãy khẩn trương lên (15/5)
 Các mẹ có con biếng ăn nhất định phải đọc bài này vì có thể đang mắc 6 sai lầm dưới đây (15/5)
 Trẻ ngủ không sâu giấc: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh cho bé (11/5)
 Đừng tưởng con hiếu động, có những biểu hiện này là bệnh tăng động (8/5)
 7 thực phẩm VÀNG GIÚP BÉ GIẢI NHIỆT trong ngày hè mẹ thương con chớ bỏ qua (5/5)
 Muôn vàn tình huống "tréo ngoe" khi dạy con ngồi bô mà chỉ cần nhắc đến thôi nhiều mẹ sẽ phải ngao ngán lắc đầu: "Chuyện thường ngày ở huyện" (5/5)
 Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng (2/5)
 Nỗi hoang mang của các cha mẹ có con là thiên tài (24/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i