Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

 

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có 2 loại là căng tức bụng trên và căng tức bụng dưới làm các mẹ bầu cảm thấy khó chịu và lo lắng. Vậy căng tức bụng như thế nào là nguy hiểm, như thế nào là bình thường sẽ được lý giải ngay sau đây!


Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm rất nhạy cảm đối với các mẹ. Tất cả các dấu hiệu căng tức bụng khi mang thai đều khiến các mẹ lo lắng và đều có thể tiềm ẩn những nguy hiểm.

 

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường


Về căng tức bụng khi mang thai giai đoạn 3 tháng đầu sẽ chia ra làm 2 loại là căng tức bụng trên và căng tức bụng dưới.

 

1. Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu


Căng tức bụng trên 3 tháng đầu là một hiện tượng bình thường mẹ không cần phải quá lo lắng. Những nguyên nhân gây căng tức này đó là:

- Trứng làm tổ trong tử cung: Đặt biệt nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ, khi trứng được thụ thai và đang làm tổ. Trong quá trình làm tổ phôi nang trứng bám vào niêm mạc tử cung cũng như những chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, đây là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau bụng và căng tức bụng.

- Căng cơ, căng dây chằng: Đặc biệt là sau tháng đầu tiên, thai nhi đã được hình thành và to dần lên chèn vào các dây chằng của tử cung, mẹ cảm thấy căng tức vì tử cung phải to dần lên. Đặc biệt những lúc mẹ ngồi xổm, ho thì hiện tượng này càng rõ rệt hơn.

- Ốm nghén: Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, đặc biệt là những cơn ốm nghén xuất hiện gây nên những khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt của mẹ và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ. Giai đoạn đầu khi mang thai, progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản gây nên những cơn ốm nghén, ói, nôn mửa... và khi các cơn nôn xuất hiện mẹ sẽ cảm thấy căng tức bụng.

 

 

Căng tức vùng bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)


2. Căng tức bụng dưới khi mang thai


Trong 3 tháng đầu tiên hiện tượng căng tức bụng dưới, bụng dưới đau lâm râm là hiện tượng bình thường. Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung làm tổ sẽ gây nên những thay đổi và cũng xuất hiện các cơn đau lâm râm, bụng căng tức giống như mẹ đang đến tháng. Hiện tượng đau bụng này kéo dài 2 - 3 ngày, không tăng lên cũng không giảm đi và trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ cũng sẽ thỉnh thoảng xuất hiện.

 

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm


Đối với thời điểm 3 tháng đầu mang thai thì các hiện tượng đau bụng lâm râm, căng tức là bình thường nhưng khi có những dấu hiệu sau đây thì các mẹ cần phải đi gặp bác sĩ ngay bởi có thể là những dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi:

 

- Đau bụng dưới dữ dội kèm theo máu đen như bã cà phê, buồn nôn, ói mửa, người choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu. Đây có thể là những dấu hiệu mẹ đang mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

- Các dấu hiệu căng tức, đau không giảm, đặc biệt là bụng cuộn đau từng cơn kèm theo đó là ra máu tươi, máu đóng cục... đó là những dấu hiệu mẹ bị sảy thai sớm.

- Mẹ bị đau vùng bụng trên căng, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn thì đó có thể là những dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

- Căng tức khó chịu kèm theo đau vùng bàng quang, đau khi đi tiểu hay buồn đi tiểu thường xuyên... là dấu hiệu mẹ bị viêm đường tiết niệu, một trong những bệnh có thể gây nhiễm trùng thận, sinh non, sinh bé nhẹ cân.

Khi mẹ có cảm giác căng tức bụng khi mang thai hãy bình tĩnh và theo dõi. Nếu hiện tượng căng tức kèm theo các biểu hiện khó chịu kể trên thì hãy lập tức tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách xử lý.

 

Nguồn Thoidaiplus.giadinh.net.vn

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thói quen hàng ngày gây vô sinh ở người trẻ nhưng ít được để ý (17/9)
 4 việc mẹ bầu cần làm ngay để đẩy lùi tiểu đường thai kỳ (10/9)
 Đây là thời điểm thai nhi dễ bị dị tật nhất, mẹ nào cũng nên biết (10/9)
 Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng thế nào để hạn chế tác dụng phụ (10/9)
 Cách tính ngày quan hệ an toàn để tránh thai tự nhiên không lo “vỡ kế hoạch” (9/9)
 Sau sinh 2 tháng, mẹ 3 con hoảng sợ khi thấy tử cung tụt ra ngoài (9/9)
 Các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả lâu dài, ít tác dụng phụ (9/9)
 Sinh xong mẹ trẻ đòi “đi vệ sinh”, khuôn mặt bác sĩ nghe xong bỗng tái mét (4/9)
 Chồng mới cưới sung sức vẫn không làm vợ có bầu, bác sĩ khám cười như mếu (4/9)
 Thuốc điều hòa kinh nguyệt có những loại nào và cách dùng tốt nhất (4/9)
 Dây rốn thắt nút: Nỗi khiếp sợ khiến mẹ bầu có thể mất con bất cứ lúc nào (28/8)
 Vì sao phụ nữ càng lớn tuổi càng khó mang thai? (22/8)
 Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ (22/8)
 Lười rửa tay khi mang thai, mẹ lặng người khi nhận kết quả siêu âm tháng thứ 8 (15/8)
 Thai ngoài tử cung là gì, có giữ được không và cách xử lý an toàn nhất (15/8)
 Những vắcxin bà bầu nên chích trước và trong thai kỳ (15/8)
 Các biện pháp tránh thai phù hợp với từng người (12/8)
 Chóng mặt khi mang thai, khi nào bà bầu cần đi gặp bác sĩ? (12/8)
 Mang thai tháng thứ 3: Tam cá nguyệt đầu tiên đã kết thúc (8/8)
 Ăn nhiều rau rất tốt nhưng có 4 loại rau khi mang thai nên hạn chế ăn (5/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i