Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm

 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (CDC) khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin và giữ vệ sinh chung để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

 

Cụ thể, trong tháng 9, TPHCM ghi nhận 6.573 ca bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với số ca của tháng 8. Từ đầu năm đến nay Thành phố có 85 ổ dịch tay chân miệng phát sinh trong trường học. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nhóm trẻ 0-3 tuổi (chiếm 90%).

Cùng với đó, trong tháng 9, TPHCM ghi nhận 136 ca mắc sởi. Tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2019, TP có 6.192 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 chỉ 99 ca. Trong hơn 6.000 ca mắc sởi, có 51% chưa được tiêm chủng và 48% chưa rõ tiền sử tiêm chủng.

Để hạn chế dịch bệnh tiếp tục tăng cao, từ nay đến cuối năm 2019, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các phường, xã.

 


Cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên để phòng bệnh lây nhiễm.

 

Đồng thời, ngành khuyến khích các địa phương tăng xử phạt cá nhân, tập thể vi phạm Nghị định 176/2013/ NĐ-CP để phát sinh ổ dịch trong cộng đồng. Ngành Y tế tiếp tục giám sát công tác tiêm chủng mở rộng, khuyến cáo phụ huynh đưa con em đến trạm y tế tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Theo các chuyên gia, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện... hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của người bệnh.

 


Khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm - Ảnh 2.

 

Cần tiêm phòng cho trẻ đúng lịch.

Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư... chính vì vậy bệnh dễ lây thành dịch. Giai đoạn người bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác là từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau giai đoạn phát ban của người bệnh.

Bất kể ai từ người lớn đến trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi có tiếp xúc với người bị sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc sởi cao nhất.

Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi).

Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn

Lịch chủng ngừa sởi: mũi 1: 9 tháng, mũi 2: 15 - 18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4 - 6 tháng tuổi. Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng.

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân: người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh , người chăm sóc , tiếp xúc gần và nhân viên y tế.

Hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh. Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

 

Nguồn trithuctre

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mệt mỏi vì đêm nào cũng phải dậy vài lần để dỗ con, mẹ Hà Nội mất đúng 1 tuần luyện con tự ngủ êm ru (8/10)
 Bé không giật mình khi ngủ: Cẩn thận với căn bệnh bẩm sinh khiến trẻ trở thành tàn tật (4/10)
 Mệt mỏi vì đêm nào cũng phải dậy vài lần để dỗ con, mẹ Hà Nội mất đúng 1 tuần luyện con tự ngủ êm ru (3/10)
 Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả (25/9)
 Những bất thường sau khi rụng rốn và cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh khi đã rụng (17/9)
 Vitamin D cho trẻ sơ sinh: Dấu hiệu thiếu hụt và cách thức bổ sung (17/9)
 Buổi tối, mẹ cứ cho con đi ngủ vào giờ này, bé lớn lên đảm bảo thông minh và cao như siêu mẫu (10/9)
 3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa "lớn nhanh như thổi" (10/9)
 Ra đời sớm đến 3 tuần nhưng bé sơ sinh vẫn khiến các bác sĩ "choáng" vì nặng tới 5kg (10/9)
 Bác sĩ Nhi chỉ rõ những việc làm thừa khi chăm con, hóa ra mẹ bỉm sữa nào cũng đang làm sai mà cứ nghĩ đúng (10/9)
 Hễ con khẽ e e khóc mẹ đã ngay lập tức tỉnh giấc còn các ông bố vẫn ngáy o o, tất cả đều có lý do cả đấy (10/9)
 Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em: BS chỉ rõ ba dấu hiệu vàng để cứu trẻ (4/9)
 Sốt phát ban ở trẻ cần kiêng gì và cách chăm sóc ra sao? (4/9)
 Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em: BS chỉ rõ ba dấu hiệu vàng để cứu trẻ (28/8)
 3 kiểu đùa nghịch với trẻ sơ sinh cực kì nguy hiểm nhưng bố mẹ Việt hay làm (22/8)
 Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách (22/8)
 Giải mã “tuần khủng hoảng” ở trẻ sơ sinh (20/8)
 Cuống rốn ở trẻ sơ sinh: Những điều cơ bản cần biết (15/8)
 Bé 2 tháng tuổi thiệt mạng sau khi bú sữa mẹ vì một hành động sai lầm của người mẹ (12/8)
 Bài tập phát triển thể lực cho trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua (12/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i