Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Vì sao đứa trẻ nào mới đi nhà trẻ cũng hay ốm? Biết được điều này cha mẹ sẽ giúp con đi học khỏe mạnh


Từng tự hào con ít ốm vặt, thế nhưng người mẹ không thể nào hiểu nổi vì sao con cứ ở nhà thì khỏe mạnh mà mỗi lần đi nhà trẻ là bị cảm sốt?

 

Nhiều cha mẹ phản ánh, bé cứ đi nhà trẻ là bị ốm. Đi nhà trẻ 30 ngày thì có 20 ngày bé phải uống thuốc. Thậm chí, có tháng phải xin phép cho con nghỉ ốm khoảng 10 ngày khiến các bậc cha mẹ vô cùng mệt mỏi.

Tiểu Lạc vốn là một cậu bé hoạt bát, ở nhà bé ít khi cảm sốt. Bé chưa tiêm phòng và hầu như ít uống thuốc. Mỗi khi cảm sốt, cậu bé chỉ cần giữ ấm, ngâm chân trong nước ấm và uống nhiều nước là khỏi bệnh. Mẹ của Tiểu Lạc luôn tự hào nghĩ rằng con có hệ miễn dịch khỏe mạnh và không giống những đứa trẻ khác thường ốm vặt.

Khi 3 tuổi, Tiểu Lạc được mẹ đưa đi nhà trẻ. Mới đi học được 3 ngày nhưng cậu bé đã bị cảm sốt. Mẹ cho cậu bé uống thuốc hạ sốt và ở nhà nghỉ ốm một ngày. Sau đó, Tiểu Lạc tiếp tục đi nhà trẻ. Mẹ bé cho cho rằng, con khó khăn lắm mới thích ứng với môi trường ở nhà trẻ, nếu cho con ở nhà nghỉ ốm quá lâu sẽ khiến con phải học cách thích ứng lần nữa.

 

Lúc mới đi nhà trẻ, các bé thường xuyên ốm vặt, khỏi lại ốm và phải nghỉ ở nhà liên tục (Ảnh minh họa).


Sau 1 tuần đi nhà trẻ, Tiểu Lạc lên cơn sốt lần nữa và đo nhiệt kế là 40 độ C. Bác sĩ cho biết cậu bé sốt do nhiễm khuẩn và cần phải nhập viện điều trị. Mẹ của Tiểu Lạc lo ngay ngáy và không thể nào hiểu nổi con ở nhà khỏe mạnh mà tại sao mỗi lần đi nhà trẻ là bị cảm sốt?

Trường hợp của Tiểu Lạc không phải chuyện hiếm. Hầu hết cha mẹ phản ánh con mình cũng rơi vào tình huống tương tự. Lúc mới đi nhà trẻ, các bé thường xuyên ốm vặt, khỏi lại ốm và phải nghỉ ở nhà liên tục.

Vì sao trẻ mới đi học lại hay bị ốm?

1. Vấn đề cảm xúc

Hầu hết các bé đều tỏ ra lo ngại, không vui vẻ, không tình nguyện khi đi nhà trẻ. Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy tháng đầu tiên đi nhà trẻ thì bé đều khóc nhè, đến tháng thứ 2 thì tình hình mới khá hơn.

 


Hầu hết các bé đều tỏ ra lo ngại, không vui vẻ, không tình nguyện khi đi nhà trẻ (Ảnh minh họa).

 

Lần đầu khi bước vào môi trường mới, thầy cô và bạn bè đều lạ lẫm khiến bé không quen và lo lắng. Tiếp theo, khi vào nhà trẻ, từ việc ăn uống, đi vệ sinh, ngủ nghỉ và chơi trò chơi đều phải tự thân vận động. Khả năng tự xử lý mọi việc của bé vẫn chưa tốt nên bé sẽ càng bất an. Điều sau cùng, lần đầu tiên xa mẹ cả ngày, bé sẽ rất nhớ mẹ và lo lắng về việc tách rời khỏi mẹ.

Các bác sĩ cho biết: "Cảm xúc không tốt sẽ tác động xấu đến hệ thống miễn dịch, nội tiết tố mất cân bằng nên khiến trẻ dễ mắc bệnh".

2. Lây nhiễm chéo

Mùa thu và mùa xuân chính là mùa dịch cúm bùng phát nên trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm khi đi nhà trẻ.

Có bậc phụ huynh hỏi rằng: "Tại sao bé ở nhà không bị cảm sốt, nhưng đi nhà trẻ là bé bị bệnh?". Bởi ở nhà số người ít nên người lớn không mắc bệnh thì khả năng truyền nhiễm là rất thấp, do đó bé cũng ít mắc bệnh. Ngay cả khi người lớn trong nhà mắc bệnh, họ cũng biết cách bảo vệ trẻ bằng cách hạn chế tiếp xúc để tránh mầm bệnh lây lan.

Môi trường ở nhà trẻ rất khác, trẻ thường tiếp xúc với các bạn bằng cách chơi đùa, nắm tay hoặc ôm nhau thân thiết. Nếu một trẻ bị bệnh và không cách ly kịp thời có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo cho các bé trong lớp.

3. Môi trường thay đổi

Môi trường ở nhà và nhà trẻ khác nhau từ chế độ ăn, nghỉ ngơi, vệ sinh, nếu bé không chú ý thì rất dễ mắc bệnh.

Ở nhà, bé muốn ăn gì cũng có, chế độ ăn da dạng phong phú. Không đợi bé khát nước, người nhà đã mang nước đến cho bé. Quy luật ngủ nghỉ của bé cũng không theo giờ giấc do nhiều cha mẹ thường thuận theo tính cách của con. Ngay cả chuyện đi vệ sinh, người nhà có thể thúc giục hoặc kiên nhẫn chờ đợi nên giảm thiểu được tình trạng bé đái dầm. Đồ chơi của bé cũng không tiếp xúc với các bé khác nên khả năng lây nhiễm là rất thấp.

Ở nhà trẻ, bữa ăn của các bé đều giống nhau, những bé kén ăn sẽ bỏ dỡ khẩu phần của mình. Nếu bé không uống nước, giáo viên cũng không ép. Nếu bé bỏ lỡ giấc ngủ trưa thì cũng rất khó để ngủ bù. Đồ chơi được các bé chơi chung với nhau nên khả năng lây lan mầm bệnh là rất cao.

Làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ mắc bệnh khi đi nhà trẻ?

1. Giải tỏa cảm xúc của bé

Khi bé thể hiện cảm xúc không vui khi đi nhà trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm và theo dõi sát sao.

Rèn khả năng tự xử lý của bé khi ở nhà, chẳng hạn ăn uống, thay áo quần, đi vệ sinh hãy để bé tự làm. Hãy cho trẻ cảm nhận bản thân đã lớn, bé có thể tự hào khi tự xử lý một số việc của bản thân mà không cần trợ giúp của cha mẹ.

Khi đứa bé đi nhà trẻ, hãy ôm hôn bé. Khi đón bé về, cha mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên giúp bé cảm nhận tình yêu thương và cảm giác an toàn.

 

 

2. Khuyến khích bé vận động

Vận động sẽ giúp các cơ và xương cốt thêm chắc khỏe, tăng cường khả năng hô hấp, thúc đẩy hệ thần kinh phát triển. Vận động nhiều sẽ tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế khả năng trẻ mắc bệnh.


Khi trẻ vận động, cha mẹ nên tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với những bạn nhỏ khác. Điều này sẽ nâng cao khả năng giao tiếp và kết nối giữa bé và những người bạn.

3. Tạo thói quen sống lành mạnh

Quy luật ăn uống: Ở nhà, đúng giờ trẻ phải ngồi vào bàn ăn. Bữa ăn cần đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tạo thói quen kén ăn ở trẻ. Không ép trẻ ăn quá nhiều, ăn no 8 phần là đủ. Nhắc bé đúng giờ phải uống nước, không vội vàng mang nước đưa tận tay cho bé.

Quy luật vệ sinh: Nhắc bé trước khi ăn phải rửa tay để tránh đưa mầm bệnh từ miệng vào cơ thể.

Quy luật nghỉ ngơi: Buổi tối, trước 10 giờ bé phải lên giường ngủ. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ có tinh thần hưng phấn, ăn uống ngon miệng, hệ miễn dịch khỏe mạnh.

 

Nguồn Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bác sĩ nhi chỉ đích danh sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải khi cho con uống sữa, tưởng có lợi mà hóa ra có hại (5/11)
 Chuyên gia hướng dẫn mẹ cách phân bổ nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi (5/11)
 Bảy cách động viên con rời khỏi vùng an toàn (29/10)
 Cha mẹ thấp vẫn có thể cải thiện chiều cao cho con bằng 4 bài tập đơn giản tại nhà dưới đây (29/10)
 Nếu yêu con, hãy "cai nghiện" điện thoại! (21/10)
 Bác sĩ Nhi gợi ý những cách cho trẻ uống thuốc dễ dàng, không khóc lóc (15/10)
 Trẻ bị tiêu chảy nên có chế độ ăn uống như thế nào? (15/10)
 Hướng dẫn cách vệ sinh "vùng kín" cho bé trai đơn giản, mẹ nào cũng làm được (8/10)
 Cách nấu cháo cá hồi ăn dặm nhiều dinh dưỡng, bé nào cũng thích (8/10)
 "Mẹ ơi nhà mình giàu hay nghèo?", câu trả lời mà mọi bà mẹ nên dùng là đây! (8/10)
 Ba kiểu người mẹ khiến trẻ gặp khó khăn trong tương lai (8/10)
 5 thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa giúp trẻ ăn khỏe, tăng cân vù vù (27/9)
 "Bố ơi, khi thấy dòng chữ này, con đã đi rồi!” lời nhắn của cậu bé 14 tuổi để lại cho cha khiến người lớn phải suy nghĩ (17/9)
 Chuyên gia gợi ý 4 việc đơn giản giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tránh các bệnh lây nhiễm khi giao mùa (17/9)
 7 thói quen tưởng xấu của trẻ nhưng đem lại lợi ích bất ngờ (17/9)
 Trẻ dùng mạng xã hội: 4 điều bố mẹ cần lưu ý (10/9)
 Cho trẻ ăn sữa chua kiểu này bổ đâu chẳng thấy, chỉ rước bệnh cho con (10/9)
 Mẹ đẻ thêm em, cảm thấy bị bỏ rơi bé trai bí mật làm điều này khiến ai cũng sốc (10/9)
 3 thói quen xấu của trẻ có thể khiến răng mọc lệch, cha mẹ cần sửa ngay kẻo muộn (10/9)
 Đi làm về trễ, mệt mỏi thì các mẹ làm ngay mì trộn cho bữa tối nhanh mà ngon nhé! (4/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i