Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Ngộ độc ở trẻ em và những điều cần lưu ý

 

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là: do người lớn thiếu kiến thức, ngộ độc không cố ý, ngộ độc do tự tự, ngộ độc do thầy thuốc gây ra. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí trong trường hợp gia đình có trẻ ngộ độc cùng tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy-Phụ trách trung tâm cấp cứu và chống độc.


Nguyên nhân
- Do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn: Các bà mẹ theo thói quen tự đi mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của mình khi trẻ bị bệnh hoặc nghe theo lời mách bảo của những người xung quanh... đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc, không đúng liều hoặc đúng thuốc nhưng dùng quá liều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ. Hơn nữa, tình trạng các bà mẹ tự ý bỏ hay tăng liều thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí có người còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống... dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc.

 

 

-Ngộ độc không cố ý: Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống thuốc, thực phẩm do cha mẹ để không cẩn thận, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi)

-Ngộ độc do tự tử: Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên 10 tuổi). Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.

-Ngộ độc do thầy thuốc gây ra: Một số trường hợp bị ngộ độc có thể do chỉ định sử dụng thuốc, liều lượng, đường dùng, phối hợp thuốc... chưa hợp lý. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ngộ độc xảy ra ngay cả khi dùng đúng liều, đúng chỉ định do cơ thể quá nhạy cảm đối với thuốc. Một số thuốc có thể gây ngộ độc nguy hiểm như: Digoxin....

Triệu chứng
Các loại ngộ độc thường gặp là ngộ đôc thuốc và ngộ độc thực phẩm với một số biểu hiện như sau:

 

 

Về tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
Về hô hấp: ho sặc, thở nhanh, tím môi, khó thở.
Về thần kinh: hôn mê hoặc co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
Dấu hiệu tăng tiết: đàm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.
Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc.

Xử trí
Nên gọị cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển BN đến cơ sở y tế gần nhất.
Gây nôn cho trẻ, cần khích thích cho trẻ càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn, thuốc ngộ độc ra ngoài, và có thể kích thích bằng cách ngoái nhẹ họng, hoặc cho uống nước muối loãng, nước muối loãng pha 2 muỗng canh muối trong 1 cái ly. Không áp dụng gây nôn trong ngộ độc axit, kiềm, xăng dầu.
Để cho trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.
Cho trẻ uống dung dich Oresol theo nhu cầu để đảm bao cân bằng nước và điện giải.
Nếu thấy trẻ sốt thì sử dụng kháng sinh nhẹ và cho uống than hoạt tính từ 5-10g để hấp thụ chất độc.
Ngưng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần.
Tắm, gội bằng xà phòng, nước sạch nếu nhiễm độc qua da, niêm mạc.
Phòng ngừa
Ngộ độc thuốc
Không tự ý mua thuốc cho con uống. Phải dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
Thuốc nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.
Để thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để thuốc trong tủ có khóa an toàn.
Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ rất dễ bắt chước.
Các bà mẹ đang cho con bú khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ vì có một số thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ.
Chắc chắn rằng bạn biết rõ liều lượng và số lượng dùng thuốc và theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Không nên cho trẻ uống thuốc không rõ loại, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngộ độc thực phẩm
Rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống.
Bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phảm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.
Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.
Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn.
Không sử dụng lại đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng. Kiểm tra kĩ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy

Nguồn benhviennhitrunguong

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chấn thương thận ở trẻ em (7/1)
 Đau đầu ở trẻ em (7/1)
 Trị ho mùa đông cho con bằng hỗn hợp sữa, hành tây và tỏi cực hiệu quả (7/1)
 Đừng coi thường cơn ho, sổ mũi kéo dài! (3/1)
 Dịch cúm A bùng phát, mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay nếu thấy những dấu hiệu nguy hiểm này (24/12)
 3 vị trí nhớ giữ ấm cho bé vào mùa đông kẻo ngấm lạnh hại sức khỏe (24/12)
 Nhờ dấu hiệu lạ trong tấm ảnh chụp con trai, cha mẹ đau đớn khi biết điều khủng khiếp sắp xảy đến với bé (14/12)
 Trẻ ho có đờm: Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc giúp bé nhanh khỏi (14/12)
 Hóa ra dạ dày cũng là một lý do dẫn đến tình trạng ho ở trẻ (3/12)
 Vì sao trẻ bị tật Lỗ tiểu thấp (1/12)
 Ngón tay cò súng ở trẻ em (21/11)
 Điều trị chứng Clubfoot (Bàn chân khoèo) cho trẻ phải càng sớm càng tốt! (21/11)
 Yếu tố nào ảnh hưởng đến vận động của em bé? Mẹ biết ngay để tránh mắc sai lầm (21/11)
 Dỗ cháu bằng cách cho xem hoạt hình trên điện thoại, ông bà vô tình khiến cháu 3 tuổi bị cận thị nặng (13/11)
 Bác sĩ Nhi nói về việc hạ sốt cho trẻ: Chườm khăn ở trán chẳng có tác dụng gì, miếng dán hạ sốt "quốc dân" chỉ có giá trị... giải trí (13/11)
 Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ báo hiệu bệnh gì? (13/11)
 Mớm cơm cho cháu ăn, bà vô tình khiến cháu bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày (13/11)
 Virus sởi có thể xóa sạch bộ nhớ hệ miễn dịch của trẻ, dù bận đến mấy cha mẹ cũng phải đưa con đi tiêm khi được 9 tháng tuổi (5/11)
 Bé trai suýt mù do biến chứng viêm xoang (5/11)
 Chảy máu chân răng do thiếu chất? (29/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i