Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Chuyên gia gợi ý cách để trẻ không chạm tay lên mặt - hành động khiến lây lan virus COVID-19

 

Các chuyên gia đã chia sẻ lời khuyên dành cho cha mẹ nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong bối cảnh dịch CoVID-19 hoành hành khắp thế giới.

 

Khi số ca mắc COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu tiếp tục tăng, mọi người đang thực hiện bất kỳ biện pháp nào có thể để ngăn chặn việc lây nhiễm. Hiện tại, cách phòng ngừa hữu hiệu nhất được khuyến nghị vẫn là rửa tay và tránh chạm tay vào mặt.

Mặc dù có nhiều cách để giảm số lần bạn chạm tay vào mặt mỗi ngày, nhưng phá vỡ thói quen này ở trẻ nhỏ gần như là nhiệm vụ "bất khả thi".

"Đây là việc rất khó", nhà khoa học nhận thức người Mỹ Denise Cummins khẳng định. "Cố gắng kiểm soát nguồn năng lượng vô tận của trẻ em là điều không thể. Tuy nhiên, có những việc nhỏ cha mẹ có thể thử để giảm số lần trẻ đưa tay lên mặt". Cụ thể như sau:

1. Khen ngợi khi trẻ không chạm tay vào mặt

Trẻ em có xu hướng phản ứng tốt hơn khi nhận được sự củng cố tích cực thay vì những chỉ trích hoặc nỗ lực điều chỉnh của người lớn.

 


Khi thấy con không chạm tay lên mặt, cha mẹ hãy khen ngợi trẻ.

"Cha mẹ phải khen ngợi trẻ khi chúng không chạm tay vào mặt - điều này quan trọng hơn việc ngăn chúng làm việc đó", Paul DePompo, nhà tâm lý học lâm sàng đồng thời là người sáng lập Viện trị liệu hành vi nhận thức ở Nam California (Mỹ) cho biết.

Cha mẹ có thể đưa ra một số phần thưởng nho nhỏ như hình dán (stickers), đồ chơi, món ăn vặt trẻ yêu thích hoặc thậm chí cho trẻ thêm 1 chút thời gian xem tivi, điện thoại để thưởng cho việc trẻ không chạm tay vào mặt.

Nhà tâm lý học Sanam Hafeez ở New York cũng khuyên cha mẹ nên động viên trẻ bằng lời nói: "Bằng cách nói với con: 'Cha/mẹ thích con để tay như vậy lắm' khi thấy con buông tay hai bên người hoặc 'Cha/mẹ rất vui nếu con không chạm tay vào mặt lúc này', trẻ sẽ nhận thức được những gì mình không nên làm".

Paul DePompo, nhà tâm lý học lâm sàng ở Nam California (Mỹ)
Khen "Con làm tốt lắm" khi không chạm tay vào mặt thực sự hiệu quả hơn nhiều so với nhắc con đừng có chạm tay lên mặt.

 


Khen ngợi con thay vì cấm con đưa tay lên mặt (Ảnh minh họa).

2. Làm gương cho trẻ

Cha mẹ cũng có thể giúp con nhận thức rõ hơn về việc chạm tay lên mặt bằng cách chỉ rõ ra hành động này. Nhà tâm lý học Hafeez nhấn mạnh: "Nếu bạn nhắc nhở một đứa trẻ mỗi khi thấy chúng chạm tay vào mặt, rốt cuộc, trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện: từ bỏ thói quen này".

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể hạn chế thói chạm tay vào mặt ở trẻ bằng cách làm gương cho con. Hãy trò chuyện với trẻ về những cách mà bạn đang cố gắng thực hiện để chạm tay vào mặt ít hơn cũng như cách bạn tự thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu cuối cùng.

3. Làm tay trẻ bận rộn

 


Khiến tay trẻ bận rộn cũng là một gợi ý giúp bé hạn chế đưa tay lên mặt.

Những đứa trẻ rảnh tay sẽ chạm tay vào mặt nhiều hơn. Chuyên gia Cummins đưa ra lời khuyên: "Đưa cho trẻ những thứ trẻ có thể giữ hoặc mân mê trong tay như con quay spinner chẳng hạn, bởi khiến tay bận rộn, trẻ sẽ không chạm tay vào mặt nữa".

Một gợi ý khác cũng có thể hiệu quả với trẻ em là làm cho việc chạm tay lên mặt gây ra cảm giác khó chịu. Bạn có thể làm điều này bằng cách đeo găng tay không ngón cho con - loại găng sẽ khiến trẻ không thoải mái khi áp vào da. Tuy nhiên, những việc này có thể mang tính chất gợi ý nhiều hơn là giá trị thực sự của chúng.


4. Cắt và buộc tóc cho con gọn gàng

Một lưu ý nhỏ nữa, với cả trẻ trai lẫn trẻ gái, bạn nên lưu ý cắt tóc cho con thật gọn gàng. Nhất là với những bé để tóc dài, tóc phải được buộc gọn và chắc, tránh trường hợp xòa xuống trán hay mắt. Khi đó, khả năng cao là trẻ sẽ đưa tay lên để gạt hoặc vén tóc và dẫn tới việc chạm tay vào mặt không cần thiết.

 


5. Giải thích rõ cho trẻ hiểu virus

"Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể bắt đầu giải thích khái niệm về virus và cách chúng lây lan thông qua chạm tay vào mặt, giống như cách bạn giải thích cho trẻ về tầm quan trọng của việc hắt hơi vào khuỷu tay", chuyên gia Hafeez cho biết.

5. Tập trung vào việc hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên
Do việc hạn chế trẻ chạm tay vào mặt rất khó khăn, điều quan trọng là phải tập trung vào những thói quen lành mạnh, dễ kiểm soát hơn của trẻ.

Ông Mark Reinecke, nhà tâm lý học lâm sàng cao cấp tại Viện Tâm trí Trẻ em, chia sẻ: "Những gì chúng ta có lẽ nên làm chỉ là khuyến khích trẻ nhỏ rửa tay thường xuyên. Có thể lấy một ít kem dưỡng da khử trùng hoặc dung dịch khử trùng và thường xuyên thoa vào tay. Đưa ngay cho con khăn giấy khi chúng hắt hơi hoặc chảy nước mũi".

Dù thế nào, dạy trẻ rửa tay là một biện pháp hữu hiệu mà cha mẹ nên làm, bất kể dịch bệnh có diễn tiến ra sao. Cha mẹ cũng có thể tăng cường sức khỏe cho con bằng cách cho chúng ăn những bữa ăn bổ dưỡng, bổ sung vitamin nếu đó là lời khuyên của bác sĩ, khuyến khích hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc và không để trẻ lại gần người bị ốm.

 

Nguồn Trithuctre

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Gửi con đi nhà trẻ, khi đón về mẹ thấy con bị mất răng (13/3)
 Chuyên gia Nhật: "Buông tay là điều khó khăn với bất kỳ bậc cha mẹ nào. Nhưng tôi hạnh phúc khi con mình hạnh phúc” (6/3)
 6 cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mọi đứa trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm (6/3)
 Tuổi dậy thì của bé gái, bé trai khi nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con? (6/3)
 Bác sĩ Nhi khuyến cáo bố mẹ ngày nào cũng phải làm việc này ở nhà để phòng tránh lây nhiễm virus Covid-19 cho trẻ (27/2)
 Chuyên gia dinh dưỡng giải thích về "truyền thuyết" tráng ruột bằng nước cà rốt giúp trẻ ăn dặm tốt (27/2)
 Mút tay có gây hại gì cho trẻ hay không, đây là lý giải của các chuyên gia (27/2)
 3 món ăn dặm mẹ cứ ngỡ bổ dưỡng nên lạm dụng nhưng bác sĩ "lắc đầu" (17/2)
 Bệnh viêm phổi ở trẻ em: Chăm sóc bé thế nào mới đúng cách? (17/2)
 Trước 6 tuổi, có 3 loại thực phẩm mẹ nên hạn chế cho con ăn (10/2)
 Chuyên gia cho biết: Không bắt trẻ ăn nhiều để cơ thể bình ổn lo chống "giặc" bên ngoài chứ không phải lo dọn dẹp bên trong (10/2)
 Ngoài rửa tay, có 1 việc bố mẹ nhất định nên làm thường xuyên để bảo vệ con khỏi nhiễm virus corona (10/2)
 8 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển kĩ năng bốc nhón và đây là mốc bố mẹ phải hết sức lưu tâm đến sự an toàn của con (10/2)
 Đau đầu vì con trai lười tắm, bà mẹ quyết định áp dụng biện pháp cao tay khiến cậu bé tắm đến 10 lần/ngày (3/2)
 Tai nạn thương tích và cách đề phòng (20/1)
 Tại sao cha mẹ không nên để con ngủ chung giường? (13/1)
 Cô giáo gửi ảnh con ngủ trưa tưởng được khen, ai ngờ mẹ giận lao ngay đến trường (13/1)
 Trẻ nhỏ có nên uống thuốc tăng chiều cao không? (13/1)
 Mẹ ép con ngủ trưa cứ tưởng là tốt nào ngờ sau 2 năm, khi biết sự thật cô đã phải hối hận (13/1)
 Hỏi con vì sao muốn ngủ chung với bố mẹ, câu trả lời của con khiến trái tim bà mẹ tan nát (3/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i