Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Bác sĩ nhi giải đáp 5 thắc mắc phổ biến nhất của bố mẹ có con nhỏ về việc tiêm chủng trong thời điểm hiện nay

 

Dù biết cha mẹ lo ngại khi đưa con đến phòng khám hoặc bệnh viện trong thời gian có dịch bệnh là rất không an toàn, nhưng liệu trì hoãn việc tiêm phòng cho con có phải là một giải pháp đúng đắn?

 

Trong khoảng thời gian cách ly xã hội vì dịch bệnh COVID-19 vừa qua, đã có rất nhiều cha mẹ lo ngại con sẽ bị nhiễm bệnh nên đã trì hoãn không cho trẻ đi tiêm chủng. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), việc này vô tình khiến cho trẻ gặp nguy hiểm nếu chẳng may mắc phải căn bệnh có vắc-xin phòng nhưng lại chưa kịp chích, chẳng hạn như sởi.

Thế nên, Bác sĩ Rahul Nagpal, bác sĩ nhi khoa làm việc tại Bệnh viện Fortis (Ấn Độ), sẽ giải đáp một số câu hỏi thắc mắc của cha mẹ xoay quanh vấn đề có nên cho con đi tiêm phòng trong thời gian có dịch bệnh hay không.

 


Việc cha mẹ trì hoãn tiêm phòng cho con sẽ vô tình khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu chẳng may mắc bệnh (Ảnh minh họa).

 

Hỏi: Chúng tôi có nên đưa con đến phòng khám hay bệnh viện để tiêm chủng trong thời gian dịch bệnh hay không?

Bác sĩ trả lời: Đúng là cha mẹ không nên đưa con đến bệnh viện trong khoảng thời gian dịch bệnh hoành hành. Tuy nhiên, có một số loại vắc-xin cần được tiêm đúng hạn. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi kỹ lịch tiêm chủng của con và gọi điện thoại cho bác sĩ trước để hỏi thông tin về mũi tiêm đó. Nếu cần thiết, nên đưa con đến đúng ngày hẹn.

Hỏi: Chúng tôi nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào khi đến bệnh viện?

Bác sĩ trả lời: Tốt nhất bạn nên thiết lập giờ hẹn cụ thể với bác sĩ qua điện thoại để tránh việc phải chờ đợi lâu trong đám đông ở khu vực chờ. Chỉ nên có 1 người đến phòng khám cùng em bé, và nên đeo khẩu trang cẩn thận, kể cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể lựa chọn những trung tâm tiêm chủng được đăng ký thông tin bằng hệ thống điện tử để tránh việc sử dụng bút công cộng, và ưu tiên chọn lựa phòng khám yêu cầu mọi người để giày dép ở bên ngoài.

Hỏi: Chúng tôi có thể trì hoãn việc tiêm chủng cho con trong bao lâu?

 


Vắc-xin được tiêm trong 9 tháng đầu được gọi là vắc-xin chính và bắt buộc phải tiêm đúng ngày hẹn (Ảnh minh họa)

 

Bác sĩ trả lời: Vắc-xin được tiêm trong 9 tháng đầu được gọi là vắc-xin chính và bắt buộc phải tiêm đúng ngày, không thể trì hoãn được. Ví dụ như vắc xin lao, bại liệt, viêm gan B được tiêm ngay khi trẻ vừa chào đời. Loại vắc-xin 5 trong 1 kèm với vắc-xin uống bại liệt hoặc 6 trong 1 cần được tiêm sớm mũi đầu tiên khi trẻ bắt đầu được tròn 2 tháng. Nếu trì hoãn mũi tiêm đầu tiên này thì bạn không nên kéo dài cho đến khi bé được 6 tháng. Thông thường, mỗi mũi tiêm sẽ cách nhau 1 tháng, và nếu có trì hoãn thì chỉ cách nhau tối đa là 8 tuần.

Những mũi vắc xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cha mẹ nhất định phải tiêm cho trẻ

Vắc-xin sởi cần được tiêm từ khi trẻ tròn 9 tháng. Vắc-xin cúm được tiêm khi con được 6 tháng tuổi và không nên trì hoãn đến 7 tháng. Vắc-xin Rotavirus phải được uống 3 liều trước 7 tháng tuổi, vì sau khoảng thời gian này nó không còn tác dụng nữa.

Sau khi trẻ được 1 tuổi, bạn có thể linh hoạt hơn trong việc tiêm chủng cho con, nhưng tốt nhất vẫn là nên tiêm đúng hẹn.

Hỏi: Bác sĩ sẽ làm thế nào khi trẻ bị trễ hẹn tiêm chủng?

Bác sĩ trả lời: Nếu việc tiêm chủng bị trễ hẹn, các bác sĩ sẽ dựa trên lịch trình tiêm chủng do Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đưa ra để cố gắng "đuổi kịp". Đồng thời sẽ có những loại vắc-xin được rút ngắn thời gian giữa các mũi tiêm để đảm bảo đúng tiến độ tiêm chủng. Ví dụ yêu cầu của hai mũi cách nhau 6 tuần thì bây giờ do đã bị trễ nên sẽ rút ngắn còn 4 tuần.

Do đó, ngoại trừ khi trẻ bị ốm, hay cha mẹ bận việc vào hôm đó thì trẻ có thể đi tiêm phòng chậm một vài hôm. Mà tốt nhất, cha mẹ nên cố gắng cho con tiêm chủng đúng lịch để đảm bảo sức khỏe cho con.

 

Nguồn Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quản lý cơn suyễn trẻ em tại nhà (12/5)
 Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng (12/5)
 Dấu hiệu trẻ mắc sốt xuất huyết cần đưa ngay đến viện (5/5)
 Cách chữa trị cảm cúm cho trẻ hiệu quả (5/5)
 Hạ thân nhiệt ở trẻ khi bị cảm (5/5)
 Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ: Xử lý sớm để tránh biến chứng nguy hiểm (20/4)
 Con bệnh nặng mới đưa vào viện vì sợ dịch COVID-19 (20/4)
 5 dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ mắc rối loạn tự kỷ cha mẹ cần lưu ý (7/4)
 Không nên coi nhẹ các triệu chứng bệnh ở trẻ em (7/4)
 Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ (7/4)
 Quan trọng nhất trong điều trị Covid-19 là thoáng khí (25/3)
 Mùa dịch COVID-19: Nháo nhào tìm mua thuốc tăng sức đề kháng cho con mà có 1 việc đơn giản bố mẹ lại quên làm (18/3)
 Ông bố lên tiếng cảnh báo sau khi con gái 4 tuổi suýt chết vì bố mẹ tự cho uống thuốc hạ sốt không có chỉ định của bác sĩ (18/3)
 Phân biệt cảm lạnh, cúm và nhiễm nCoV (13/3)
 05 bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ nhỏ (13/3)
 Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: Các thông tin người lớn cần biết (6/3)
 Infographic Giúp trẻ em vượt qua sự căng thẳng trong dịch COVID-19 (6/3)
 Khi nào cần cắt bao qui đầu cho trẻ? (6/3)
 Sát khuẩn họng giúp bảo vệ ”cửa ngõ” của cơ thể (6/3)
 Sợ COVID-19 không đưa con đi khám, bệnh trở nặng (27/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i