Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Lý do bạn phạt mà con không tiếp thu

 

Trang Verywell Family chỉ ra năm lý do bạn xử phạt nhưng con không tiếp thu, một trong số đó là đặc điểm của bạn và con khác nhau.

 

1. Đặc điểm của trẻ

Đặc điểm bao gồm tính cách, kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu, tạo ảnh hưởng đến cách trẻ phản ứng với các biện pháp kỷ luật. Ví dụ, việc nuôi dạy trẻ dễ bỏ cuộc, hay thất vọng sẽ khác với trẻ điềm tĩnh, kiên nhẫn.

Với đặc điểm của từng đứa trẻ, bố mẹ nên lựa chọn phương pháp kỷ luật khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trước khi áp dụng, bố mẹ hãy cân nhắc đến các quy tắc, giới hạn và hậu quả nào phù hợp nhất với trẻ.

Chẳng hạn nếu trẻ hướng nội làm sai, bạn phạt không được đi chơi sẽ không có ích vì bình thường bé thích dành thời gian một mình. Cách kỷ luật của bạn chưa thể giúp trẻ nhận ra hậu quả của những hành động sai. Nhưng nếu bạn áp dụng biện pháp này với trẻ hướng ngoại, các em sẽ sớm hối hận khi không nghe lời.

2. Đặc điểm của cha mẹ

Phụ huynh hãy chú ý đến điểm giống, khác nhau giữa đặc điểm của bạn và của trẻ. Từ đó nhận ra những bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ của hai bên hay những sở thích chung. Ví dụ, nếu là người trầm tính, thích yên tĩnh, bạn có thể bối rối trước việc nuôi dạy một đứa trẻ hiếu động, hướng ngoại.

Khi nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đôi bên, bạn có thể tìm ra phương pháp kỷ luật phù hợp với nhu cầu của cả hai.

 


Ảnh: Shutterstock.

3. Thay đổi trong cuộc sống và tác nhân bên ngoài

Trải nghiệm sống ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Việc chuyển nhà, đi học ở trường mới hay bố mẹ có thêm em bé đều làm xáo trộn cuộc sống bình thường của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến hành vi của các em.

Nếu nhận thấy trẻ có hành động bất thường, không phù hợp với quy tắc chung, bố mẹ hãy cân nhắc lại những thay đổi trong thời gian gần đây. Ví dụ trẻ có thêm em thường cảm thấy bị bỏ rơi, không còn là trung tâm của gia đình. Từ đó, các em có thể quấy khóc, giận dỗi để thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Nếu bị mắng, các em sẽ càng khó chịu, bày trò nghịch ngợm nhiều hơn. Thay vào đó, bố mẹ cần nhận ra những hành vi bất thường này đến từ nỗi lo bị bỏ lại. Sau đó, hãy giải thích cho con hiểu, khuyến khích con tham gia quá trình chăm sóc em bé hoặc quan tâm trẻ nhiều hơn.

Một ví dụ khác trong tình huống trẻ chuyển trường. Thời gian đầu, nhiều bé thích trò chuyện, liên lạc với các bạn ở lớp cũ. Nếu con hư, bạn không nên phạt bằng cách tịch thu điện thoại vì sẽ càng khiến mọi chuyện căng thẳng. Hãy tìm phương pháp kỷ luật khác đồng thời khuyến khích trẻ giữ liên lạc với bạn cũ, làm quen nhiều bạn mới.

4. Khen ngợi hành vi đúng

Trẻ sẽ lặp lại các hành vi tích cực nếu được khen ngợi nhưng có thể quên ngay nếu không được đánh giá cao. Phụ huynh hãy xem xét lại phản ứng khi con tuân thủ quy tắc, lắng nghe hay hành xử phù hợp.

Liệu bạn đã khen ngợi hành động của con hay có phần thưởng nào cho những tiến bộ tích cực hay không? Phụ huynh đừng nên cho rằng chỉ những hành vi sai cần kỷ luật còn việc làm đúng là điều hiển nhiên.

Khác với người lớn, trẻ em chưa đủ nhận thức để đánh giá hành vi của mình là sai hay đúng. Nếu được khen ngợi, các em sẽ hiểu rằng cần lặp lại những hành động này.

5. Không dung túng hành vi sai

Đôi khi trẻ tiếp tục hành vi sai vì nhận được sự đồng ý của phụ huynh. Chẳng hạn, bạn mua món đồ yêu thích để trẻ ngừng la hét khiến trẻ hiểu rằng càng nhõng nhẽo sẽ càng được quan tâm. Việc la mắng cũng có thể khiến trẻ tiếp tục có hành vi không phù hợp.

Cha mẹ cần có biện pháp kỷ luật tương ứng với các hành vi sai trái của trẻ. Chẳng hạn, với việc nhõng nhẽo, cha mẹ không cần quát mắng mà phớt lờ có thể đem lại hiệu quả tốt hơn. Khi bạn nhìn sang hướng khác, giả vờ không nghe thấy, bạn đang nói với trẻ rằng: "Những hành vi sai của con sẽ không thu hút được sự quan tâm của bố mẹ".

Ngoài ra, khi kỷ luật hành vi sai, bố mẹ cần đồng lòng, nhất quán. Trước khi đưa ra biện pháp, bố mẹ phải thống nhất với nhau, đánh giá các biện pháp là hợp lý hay không để không bị phản tác dụng.

 

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cho con học tiếng Anh từ tuổi nào? (18/8)
 Biểu hiện cho thấy bạn quá nghiêm khắc với con (11/8)
 4 tình huống cần nói "Không" với trẻ (11/8)
 Tổn thương do bạo hành: Chim non trước bão… (3/8)
 'Mẹ ơi, tại sao con phải đọc sách?' (3/8)
 Giúp con không còn sợ bóng tối (1/8)
 Cách dạy con gọn gàng, ngăn nắp mà không cần mắng mỏ, quát tháo (1/8)
 3 tuổi đi chợ một mình: Sự giáo dục 'đặc biệt' của người Nhật (30/7)
 9 bài học về tiền bạc cha nhắn nhủ con gái (24/7)
 Trẻ hay bị mắng sẽ có ba 'khiếm khuyết về tính cách' khi lớn lên (24/7)
 Kiểu dạy con ngược đời của người Việt khiến con tụt hậu (24/7)
 Cách dạy con của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới tạo ra những đứa trẻ biết đồng cảm và hạnh phúc (24/7)
 6 bài học tự quản cần dạy trẻ (17/7)
 Cách dạy ngoại ngữ 'thuận tự nhiên' của bà mẹ có con thạo 8 thứ tiếng (17/7)
 10 hành động tưởng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con làm (17/7)
 Dạy con về tiền bạc - Chuyện không thể coi thường (7/7)
 Vì sao trường chuyên hấp dẫn học sinh và phụ huynh? (7/7)
 Giáo dục giới tính trẻ mầm non: Nói rõ kín, làm thì... hở (30/6)
 Vấn nạn con cái bạo hành cha mẹ ở nước Anh (30/6)
 Dạy chữ sớm là làm hại trẻ (19/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i