Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Những sai lầm khi sử dụng thuốc có thể “lấy mạng” trẻ mà 80% mẹ mắc phải

 

Uống thuốc không đúng cách không chỉ khiến thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm cho trẻ.

 

Ngại đưa con đến bệnh viện khi trẻ có biểu hiện đau ốm vì sợ mất thời gian, lây nhiễm chéo..., không ít gia đình ngày nay thường dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây hoặc nghe theo lời khuyên của người thân quen để tự mình mua thuốc cho con uống.

Cho trẻ tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sỹ đã là không đúng, vậy nhưng nhiều bà mẹ còn mắc phải những sai lầm tai hại hơn thế. Uống thuốc không đúng cách không chỉ khiến thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm cho trẻ.

Xin liệt kê ra đây 6 sai lầm tai hại mà rất nhiều bà mẹ mắc phải khi chăm sóc con ốm và cho con uống thuốc

1. Véo mũi, ấn lưỡi ép con uống thuốc
Trẻ nhỏ không chịu uống thuốc là chuyện thường gặp. Và trong hầu hết mọi trường hợp, khi nịnh nọt, dỗ dành, đe doạ không còn công hiệu, nhiều chị em đã phải đi đến cách cuối cùng là bóp mũi hoặc dùng thìa ấn lưỡi cho con mở họng để đút thuốc vào.

Các bác sĩ cho biết, đây là một phương pháp sai lầm, thậm chí có nguy cơ gây nghẹt thở, sặc đường hô hấp dẫn đến tử vong.

Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, đó là cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho con về lợi ích của thuốc, cũng có thể chuẩn bị một phần thưởng nho nhỏ cho bé để con hợp tác tốt hơn với mẹ trong việc uống thuốc.

2. Nói với con "Thuốc này ngọt như kẹo!"

 

 

Để con chịu uống thuốc, nhiều chị em khác lại hay dỗ dành bé bằng câu nói dối quen thuộc "Thuốc này ngọt như kẹo". Trong trường hợp thuốc đắng, khó uống, trẻ sẽ dần cảm thấy mất lòng tin với cha mẹ, lần tiếp theo bạn định cho con uống thuốc sẽ trở nên khó khăn gấp bội.

Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, đó là mẹ hãy thẳng thắn nói với con, thuốc này có vị hơi khó uống, hơi đắng nhưng con sẽ uống rất nhanh thôi và sau đó là hết ngay.

3. Cho trẻ dưới 5 tuổi nuốt viên thuốc


Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hầu hết các loại thuốc đều được sản xuất dưới dạng chất lỏng. Tuy nhiên khi bé lớn hơn một chút, có thể bạn sẽ gặp phải trường hợp thuốc dạng viên. Vừa uống thuốc vừa uống nước để trôi là một kỹ năng không phải bé nào cũng thực hiện được và có thể xảy ra trường hợp viên thuốc bị kẹt lại trong đường tiêu hoá, gây nguy cơ tổn hại niêm mạc. Nếu không chắc chắn về khả năng nhai nuốt thuốc của con, mẹ nên nghiền viên thuốc thành dạng bột và pha nước cho bé uống.

4. Tự ý thay đổi liều lượng
nhung sai lam khi cho con uong thuoc co the "lay mang" tre ma 80% me mac phai - 2

Một số cha mẹ cảm thấy rất khó khăn để cho con uống thuốc nên khi thấy cho bé uống được vài lần, triệu chứng bệnh thuyên giảm thì quyết định tự ngừng uống thuốc giữa chừng hoặc khi thấy triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn thì lại tự ý tăng liều lượng. Hành động này rất nguy hiểm bởi thuốc nào cũng có tác dụng phụ và nếu uống sai liều lượng có thể gây ra ngộ độc cấp tính nghiêm trọng.

5. Tự ý kê thuốc cho con theo lời mách bảo
Thói quen thường thấy ở các gia đình Việt là tin lời...hàng xóm, người thân hay thậm chí một người vu vơ tư vấn trên mạng xã hội hơn là lời bác sĩ. Khi con ốm, nhiều bà mẹ thường tự ý kê thuốc cho con theo lời mách bảo của những người có con cái từng bị bệnh hoặc có triệu chứng tương tự. Chúng ta không thể biết được những đứa trẻ có cùng triệu chứng bệnh có thực sự là cùng do một nguyên nhân hay không, do đó, đừng dại dội cho con mình uống thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

6. Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Theo quy định của bác sĩ và quy định của mỗi hãng dược phẩm, từng loại thuốc lại có một cách uống khác nhau. Trước khi cho em bé uống thuốc,mẹ cần kiểm tra tên của túi thuốc, ngày, số lượng, chú ý thời gian uống trước hay sau bữa ăn...

Nguồn ST

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ nào cũng cho con ăn chuối để bớt táo bón nhưng bác sĩ Collin khuyên trẻ đang bị tình trạng này nên hạn chế ăn (18/8)
 Choáng khi nhận tin con gái mắc ung thư, mẹ dằn vặt vì lơ là việc ăn sáng của con (18/8)
 Tưởng con chỉ bị sốt thông thường nhưng đi khám phát hiện mắc bệnh nguy hiểm, bố mẹ lưu ý vì rất dễ nhầm sang bệnh khác (11/8)
 Những triệu chứng vô tình bị bỏ qua của bệnh nhân Covid-19 (11/8)
 Chăm sóc bé bị ho về đêm (3/8)
 Cách giảm thiểu trẻ mắc viêm phế quản (3/8)
 Trẻ em suy nhược cơ thể, vì sao? (1/8)
 Trẻ em mắc COVID-19 có biểu hiện lâm sàng của bệnh Kawasaki ? (30/7)
 Vi khuẩn - 'kẻ xấu' nấp trong ruột non (24/7)
 Chăm sóc đúng cách trẻ mắc tay chân miệng (24/7)
 Các mẹ hoang mang trước thông tin trẻ biết đi sớm sẽ bị chân vòng kiềng phải bó bột chỉnh hình, bác sĩ Nhi khoa nói gì? (17/7)
 Cho con tập uống bia, bé trai 8 tuổi hôn mê (17/7)
 Vacxin 6 trong 1 phòng bệnh nào và những lưu ý để tiêm phòng an toàn (7/7)
 Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng (7/7)
 Sốt xuất huyết vào mùa (30/6)
 Vì sao con bệnh di truyền dù bố mẹ khỏe mạnh? (30/6)
 Chuyên gia cảnh báo nguy cơ giảm thì lực vì chủ quan với lác mắt, sụp mi (19/6)
 Con chậm biết đi, có thể mắc bệnh di truyền không thể chữa (19/6)
 3 triệu trẻ Việt Nam cần điều trị nhược thị sớm (12/6)
 Đến tháng tuổi này mà trẻ vẫn nằm ngủ nghiêng cổ sang 1 bên thì cha mẹ chú ý đưa con đi khám ngay (5/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i