Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Ngay sau khi được bố bế lên lắc lắc chơi đùa, bé trai bị nôn ói phải đi viện cấp cứu gấp vì lồng ruột

 

Hành động chơi đùa quen thuộc này của không ít phụ huynh lại có thể khiến trẻ đối mặt với nguy hiểm.

 

Một số vụ việc đáng tiếc xảy ra khiến bố mẹ đã cảnh giác cao độ với hội chứng rung lắc ở trẻ. Tuy nhiên, ngoài việc rung lắc làm tổn thương não trẻ thì trò chơi này của người lớn còn khiến con trẻ có thể gặp phải tổn thương sức khỏe khác.

Mới đây, bà mẹ Nguyễn Thị Bình (Đông Anh, Hà Nội) - mẹ bé trai Trương Tiến Kiệt (tên gọi ở nhà là bé Boom, 6 tháng tuổi) đã chia sẻ câu chuyện con mình gặp phải, làm bài học cảnh giác cho các bố mẹ đang nuôi con nhỏ.

Bé Boom đang ăn ngon, chơi ngoan thì đột nhiên nôn trớ, không ăn uống được gì. Ban đầu, chị Bình nghĩ con bị viêm họng, viêm phế quản vì những biểu hiện này cũng rất phổ biến. Từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, Boom không ăn uống được 1 chút gì, cứ mẹ cho ăn là nôn luôn, hoặc nằm 1 lát lại nôn hết ra.

 


Sau khi chơi với bố thì Boom bị nôn ói, không ăn uống gì.

 

Theo dõi con cảm thấy không ổn, chị Bình liền đưa con đi bệnh viện huyện khám thì tại đây, bác sĩ cho biết bé có khối lồng ruột và chuyển ngay đến Bệnh viện Xanh Pôn để các bác sĩ có chuyên môn hơn xử lý.

"Lúc ấy mình sợ quá, cứ khóc thương con thôi. Mình không hiểu khối lồng là như thế nào, cũng không biết vì sao con bị thế. Mình làm thủ tục nhập viện cho con luôn bởi bác sĩ nói cần đưa con lên phòng phẫu thuật làm thủ thuật sớm.


Bác sĩ nói nếu thủ thuật không thành công, ruột bị lồng chặt quá có thể sẽ vỡ ruột và phải mổ gấp. Mình sợ quá! Nhưng rất may là em Boom mới chỉ bị cuốn 1 vòng, trộm vía em truyền nước và lúc làm thủ thuật hơi đau 1 chút nhưng đã thông được ruột", chị Bình kể lại.

Khi tìm hiểu nguyên nhân từ phía các bác sĩ, chị Bình mới bàng hoàng nhớ lại hành động của bố Boom lúc sáng. Thì ra trước khi bị nôn ói không ăn uống được gì, bố Boom có chơi và bế bé lên để đùa nghịch, kiểu nhấc người bé lên cao lắc lắc cho bé cười. Thêm vào đó, Boom cũng là em bé khá hiếu động, bé thường hay lăn liên tục mấy vòng quanh giường liền. Ngay sau khi chơi với bố, khoảng 9 giờ là con bắt đầu có biểu hiện nôn.

 


Phiếu siêu âm kết luận khối lồng vùng mạng sườn phải của bé Boom.

 

"Bác sĩ giải thích là ruột của trẻ em rất di động, chưa bám vào khung xương kể cả não cũng vậy. Di chuyển, vận động quá khích cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Lồng ruột là khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột bên cạnh. Khiến các mạch máu không thể đi nuôi đoạn ruột bị tắc, dẫn đến hoại tử", chị Bình vẫn chưa hết hoàn hồn kể lại.

Rất may là bà mẹ này đã đưa con đi khám kịp thời. Theo bác sĩ, nếu để qua 24 giờ là đoạn ruột bị tắc sẽ bắt đầu hoại tử và sau 72 giờ là gần như hoại tử hoàn toàn.

Chia sẻ thêm về ngày bé Boom phải nằm viện điều trị, chị Bình kể hôm đó nằm cùng phòng với Boom còn có 1 bạn 4 tuổi chơi trồng cây chuối và cũng bị lồng ruột như vậy.

 


Boom cũng là em bé khá hiếu động, bé thường hay lăn liên tục mấy vòng quanh giường liền.

 

Hiện tại, bé Boom đã được xuất, sức khỏe ổn định. Bé được bổ sung men tiêu hóa để ổn định đường ruột.

Chia sẻ lại câu chuyện của con trai, chị Bình muốn gửi lời cảnh báo tới các bố mẹ có con nhỏ nên chú ý cách chơi đùa với con sao cho thật nhẹ nhàng, cẩn trọng, kiểm soát các hành vi của con, tránh để bé nghịch lăn lộn quá nhiều: "Không phải cứ bế con rung lắc như vậy là bạn nào cũng bị, cũng không phải bạn nào nghịch ngợm hay nô đùa là có nguy cơ bị lồng ruột 100%, nhưng phòng còn hơn chữa. Đây là những hành động có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm, tốt nhất bố mẹ nên tránh".

Lồng ruột là một hiện tượng nguy hiểm nhưng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở lứa tuổi 4 - 9 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ bụ bẫm. Thống kê cho thấy bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái.

Nếu trẻ bị lồng ruột được đưa đến bệnh viện sớm, bác sĩ chỉ cần tháo lồng ruột bằng hơi. Nếu trẻ được đưa tới viện muộn hoặc khi thủ thuật tháo lồng ruột bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Một số dấu hiệu của hiện tượng lồng ruột ở trẻ nhỏ:

- Trẻ đang ăn uống bình thường bỗng nhiên khóc thét, bỏ bú, ngừng chơi, da tím tái.

- Trẻ khóc từng cơn, ưỡn người, nôn ói ra thức ăn hoặc dịch xanh, dịch vàng.

- Trẻ có biểu hiện mệt lả, da xanh tái.

- Trẻ đi ngoài ra máu tươi hoặc máu nâu lẫn chút nhầy.

Bố mẹ nên để ý và nhận biết nhanh chóng các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

 

Nguồn Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi nào trẻ uống sữa tươi, khi nào trẻ uống sữa bột? (5/10)
 Trước khi biết nói, đây là 18 dấu hiệu bé dùng để giao tiếp cha mẹ cần nắm rõ (28/9)
 Lượng sữa sơ sinh bao nhiêu là đủ để bé tăng cân, phát triển tốt nhất? (12/9)
 Vì sao bé vừa ra đời y tá phải thông báo ngay cân nặng với mẹ, rất quan trọng! (12/9)
 Hai loại thực phẩm mẹ đang cho con bú cần tránh xa vì dễ khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi (7/9)
 9 vật dụng không nên dùng cho trẻ sơ sinh (7/9)
 Trẻ thường làm 4 hành động này trong khi ngủ chứng tỏ não bộ đang phát triển mạnh (7/9)
 Trẻ nên tắm vào lúc nào? (1/9)
 Nhiễm trùng sơ sinh (1/9)
 Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh (1/9)
 Cách phòng tránh và chữa trị ho cho trẻ sơ sinh đơn giản (22/8)
 Top 10 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi (22/8)
 Gửi con gái 10 tháng tuổi ở nhà người trông trẻ, bố mẹ bất ngờ nhận được cuộc gọi thông báo con đã bất tỉnh (18/8)
 Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì "chết điếng" khi biết nguyên nhân (18/8)
 Ám ảnh với cảnh ông bố bế con bất động chạy tới phòng cấp cứu, bác sĩ nhi cảnh báo về việc ngủ chung giường với con (11/8)
 Con đang ngủ say có nên đánh thức dậy cho bú hay không, đây là câu trả lời của chuyên gia (11/8)
 Cháu trai 4 tháng đeo lắc bạc bà mua thấy sáng tưởng khỏe, đi khám bà ân hận (11/8)
 Bé sơ sinh 3 ngày tuổi đột ngột hôn mê do bệnh hiếm gặp- Cha mẹ cần lưu tâm (3/8)
 Bác sĩ nhi khoa giải đáp: Cắt tóc máu hay bôi dầu dừa có làm cho tóc của trẻ mọc dày và đẹp hơn không? (1/8)
 Bé 28 ngày tuổi có nguy cơ phải tháo bỏ đốt ngón tay vì mẹ đeo bao tay cả ngày không tháo ra kiểm tra (30/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i