Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Đọc nhật ký "Khi tôi lên 2", cha mẹ sẽ hiểu vì sao con mình cứ hở tí lại lăn ra ăn vạ kinh khủng thế


"Mình là một đứa trẻ 2 tuổi. Mình không khủng khiếp... Mình chỉ thất vọng, lo lắng, căng thẳng, choáng ngợp và bối rối thôi. Mình cần một cái ôm", trích trong nhật ký "Khi tôi lên 2".

 

Là một bà mẹ của 4 đứa trẻ nhỏ, cộng thêm 15 năm kinh nghiệm trong việc nhận giữ và chăm sóc trẻ tại nhà, chị Dejah Roman, đến từ Norwalk, Iowa (Mỹ), tác giả của cuốn sách Diary of a 2-year-old (Tạm dịch: Nhật ký của đứa trẻ 2 tuổi) đã thấu hiểu từng cen-ti-met cảm xúc của trẻ trong độ khủng hoảng tuổi lên 2. Đối với chị, mọi lời nói, hành vi của trẻ lên 2 đều giống như một môn ngoại ngữ mà để hiểu được chúng, cha mẹ phải biết cách dịch.

Giải thích rõ hơn điều này, chị Dejah đã từng chia sẻ lên facebook một đoạn nhật ký "Khi tôi lên 2" như sau:

"Mình là một đứa trẻ 2 tuổi. Mình không khủng khiếp... Mình chỉ thất vọng, lo lắng, căng thẳng, choáng ngợp và bối rối thôi. Mình cần một cái ôm.

Hôm nay mình thức dậy và muốn tự mặc quần áo nhưng lại được nghe thông báo "Không, chúng ta không có thời gian đâu, hãy để mẹ mặc cho nhanh". Điều này làm mình buồn.

Mình muốn tự ăn bữa sáng nhưng mẹ lại bảo "Không, con ăn vương vãi lộn xộn lắm. Để mẹ đút cho nào". Điều này khiến mình cảm thấy thất vọng.

Mình muốn tự đi bộ đến ô tô và tự mình vào nhà nhưng bố lại nói "Không, chúng ta cần phải đi, chúng ta không có thời gian. Ôm cổ bố bế nào". Điều này làm mình khóc.

Mình muốn tự mình ra khỏi xe nhưng mẹ thét lên "Không, con không thể xuống được. Con sẽ bị ngã đấy". Nghe xong thật sự là mình chỉ muốn bỏ chạy.

 


Chị Dejah và cô con gái của mình.

Sau đó, mình chơi xếp các khối gỗ nhưng bố mẹ cứ ngồi bên lải nhải "Không, không phải thế này. Thế này mới đúng...". Vậy là mình quyết định không chơi với khối gỗ nữa. Mình đi tìm búp bê nhưng bạn khác đã lấy mất rồi. Mình vừa đến giành lấy thì mẹ đã chạy lại ngay và mắng "Con không được lấy đồ chơi của bạn. Con phải biết chia sẻ chứ".

Mình không chắc là mình đã làm gì nhưng mình biết là mình buồn. Vì vậy, mình đã khóc. Mình muốn được mẹ ôm nhưng "Nín ngay. Con đi ra kia chơi đồ chơi đi". Nhưng đồ chơi mình muốn đã bị bạn lấy mất rồi, mà ra lấy lại thì mẹ sẽ lại mắng "Phải biết chia sẻ". Mình không biết phải làm thế nào nữa. Mình cần ai đó chỉ bảo. Một lúc sau, mẹ hỏi "Con đang làm gì đấy? Tại sao con cứ đứng ở đó? Hãy thu dọn đồ chơi lại ngay!".

Đọc nhật ký "Khi tôi lên 2", cha mẹ sẽ hiểu vì sao con mình cứ hở tí lại lăn ra ăn vạ kinh khủng thế - Ảnh 2.
Mình không được phép tự mặc quần áo, thậm chí còn không được đến gần tủ quần áo nữa cơ, thế mà bây giờ mẹ lại bảo mình đi lấy quần áo để mặc. Mình không biết phải làm gì. Có ai chỉ cho mình cách làm không? Mình nên bắt đầu từ đâu? Những thứ quần áo này nên mặc như thế nào? Mẹ nói gì đó nhiều lắm nhưng mình không hiểu. Mình sợ hãi và cứ đứng yên một chỗ.

Mẹ la, mình nằm vật ra sàn và khóc.

Đến giờ ăn, mình muốn tự lấy thức ăn, nhưng mẹ bảo "Con chưa lấy được đâu, coi chừng bỏng đó. Để mẹ lấy cho". Điều này khiến mình cảm thấy mình thật vô dụng.

Mình muốn ăn món đó, mình đã cố với lấy nó, nhưng mẹ cứ đưa vào mặt mình những thứ lạ lẫm và bảo "Đây, con ăn cái này đi, cái này tốt...".

 

 

Mình không muốn ăn nữa. Mình ném thức ăn đi và khóc.

Mình muốn ra khỏi bàn ăn, nhưng vì nhỏ quá nên mình không thể. Bố mẹ thì cứ tiếp tục bắt mình "ăn một miếng nữa". Mình lại càng khóc nhiều hơn. Mình đói, thất vọng và buồn. Mình mệt mỏi và cần được ôm. Mình cảm thấy không an toàn và bị kiểm soát quá mức. Mình sợ hãi. Mình khóc nhiều hơn.

Mình là đứa trẻ 2 tuổi. Không ai để mình tự mặc quần áo, không ai cho phép mình đi đến nơi mình muốn, không ai đồng ý để mình tự phục vụ nhu cầu của bản thân. Vậy mà mình phải học cách chia sẻ, lắng nghe và "chờ một chút". Mình thật sự không biết phải nói gì và làm gì để mọi người hiểu. Mình dự định sẽ ngồi yên hoặc ném một thứ gì đó đi.

Mình muốn được chạy, nhảy, kéo, đẩy, cài cúc, đá bóng, leo trèo, ném đồ... Đây là những việc mình biết mình làm được, đây cũng là những việc mình quan tâm và tò mò. Nhưng đây cũng là những việc mà bố mẹ cấm mình KHÔNG được phép làm.

Mình là một đứa trẻ 2 tuổi. Mình không khủng khiếp... Mình chỉ thất vọng, lo lắng, căng thẳng, choáng ngợp và bối rối thôi. Mình cần một cái ôm".

 


Chia sẻ lý do vì sao lại viết nhật ký "Khi tôi lên 2" như thế này, chị Dejah cho biết: "Tôi muốn mọi người đọc hiểu được các hành động của trẻ lên 2. Rằng những đứa trẻ xung quanh chúng ta không có nhiều sự lựa chọn để bộc lộ cảm xúc vì vốn từ còn hạn hẹp. Chúng ta cứ nghĩ rằng con khóc thì cứ kệ con đi, khóc chán thì nín, nhưng thực tế thì việc cha mẹ không quan tâm, bỏ qua cảm xúc, hành vi của trẻ cũng khiến con cảm thấy khó chịu. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng lại có thể tự mình làm được rất nhiều việc hơn chúng ta nghĩ, và hầu hết các cha mẹ đều khá thiếu tôn trọng con của mình. Đành rằng chúng ta phải bảo vệ con an toàn, nhưng không phải trong tất cả mọi tình huống".


Bà mẹ 4 con cũng tâm sự thêm rằng mọi người thường nghĩ chăm sóc một đứa trẻ đang ở độ khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3 là cực kỳ vất vả, vì con có thể lăn ra ăn vạ bất cứ lúc nào. "Nhưng thực tế thì trẻ em không làm bạn khó khăn, chỉ là con đang trải qua thời kỳ khó khăn. Và nếu cha mẹ hiểu, thông cảm, hướng dẫn con đi qua giai đoạn khó khăn đó thì bạn sẽ rất hiếm khi rơi vào tình trạng "đầu bốc hỏa", chị Dejah nói.

Khủng hoảng tuổi lên 2 - Con không muốn làm khó cha mẹ, chỉ là con đang trải qua một thời kỳ khó khăn

Tiến sĩ Stephanie Samar, nhà tâm lý học lâm sàng công tác tại Child Mind Institute - một tổ chức phi lợi nhuận chăm sóc sức khỏe tâm thần và rối loạn học tập ở trẻ em, cho biết những gì chị Dajah nói là chính xác. "Trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tuổi thường bực bội khi con không thể diễn tả nhu cầu của bản thân bằng ngôn ngữ do vốn từ còn hạn chế. Do đó, đây là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với trẻ", cô nói.

 


Chính vì thế, tiến sĩ Stephanie khuyên các cha mẹ nên lùi một bước, hãy hiểu cảm xúc của con, dạy con gọi tên cảm xúc đó. Cô chia sẻ: "Nếu con đang xếp chồng một gỗ và nó cứ bị đổ liên tục, cha mẹ thay vì nói "con cố lên" thì hãy nói "con cảm thấy thất vọng khi không thể xếp chồng các khối lên với nhau phải không? Con có muốn mẹ giúp con không? Hay "Con có muốn nghỉ một lát rồi chơi tiếp không?". Việc này sẽ giúp trẻ dần dần học được cách chuyển tải thông tin giúp người khác hiểu được bản thân đang muốn gì. Và điều quan trọng nhất là nếu bạn không muốn con la hét thì bạn đừng la hét. Vì trẻ đang tiếp thu mọi thứ bạn làm và cố gắng bắt chước nó. Cha mẹ càng bình tĩnh sẽ lại càng kéo nhiệt kế cảm xúc của con xuống".

Tuy nhiên, tránh những cơn giận dữ không phải lúc nào cũng là mục tiêu, "quan trọng nhất là cha mẹ cần phải nói rõ các quy tắc an toàn với con để giữ cho mọi thứ được nằm trong tầm kiểm soát trên sự đồng cảm thông qua giao tiếp", tiến sĩ Stephanie nhắn nhủ.

Nguồn Phapluatvabandoc

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thuê gia sư luyện thi trên Zoom cho con vào mẫu giáo (19/11)
 Sáu cách khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ (19/11)
 5 cách để cải thiện khả năng tập trung cho trẻ (19/11)
 Những điều tưởng có hại nhưng lại tốt cho trẻ (19/11)
 Hễ thấy mẹ đi làm về là bám lấy không rời, mẹ đừng vội ôm con ngay mà hãy làm việc này, bé sẽ ngoan hơn (10/11)
 Muốn trẻ trở thành những người biết yêu thương, cha mẹ hãy dạy con 3 nguyên tắc này trước năm 7 tuổi (4/11)
 Dấu hiệu trẻ bị khuyết tật học tập (4/11)
 Cách xử lý khi trẻ hay nghe trộm (4/11)
 Làm thế nào để con thích học? (4/11)
 Thấy con ngã có nên đỡ dậy không? Phản ứng của bố mẹ sẽ hình thành nên 3 đứa trẻ tính cách hoàn toàn khác nhau (4/11)
 Cách xử lý hành vi hung hăng của trẻ (27/10)
 Ba hành vi của trẻ không nên bỏ qua (21/10)
 Bốn nhầm tưởng về việc làm hư trẻ (21/10)
 Tám cách giúp trẻ mở lòng với bố mẹ (21/10)
 Người ta cảnh báo những người lần đầu làm mẹ rất nhiều thứ, nhưng có điều quan trọng nhất dưới đây thì lại quên (13/10)
 Vì sao nên dạy trẻ đầu tư? (13/10)
 Cha mẹ dạy con học mỗi tối là 'phản giáo dục' (5/10)
 Nhìn cách người Nhật dạy trẻ 2 tuổi thông minh vượt trội, toàn những điều dễ cha mẹ nào cũng có thể làm theo (5/10)
 Con phải 'biết chia sẻ' - Sai lầm của cha mẹ (28/9)
 Năm sai lầm của bố mẹ trong nuôi dạy con (23/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i