Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Rối loạn tâm thần tuổi học đường


Ngọc, 13 tuổi, ở Hà Nội, bị cô giáo phê bình vì nói chuyện riêng trong lớp và yêu cầu làm bản kiểm điểm. Em tự tử.

 

"Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu, song đã quá muộn, chúng tôi không thể cứu được", bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ tại Hội thảo Rối loạn tâm thần tuổi học đường, chiều 24/11.

Khoa Sức khỏe Vị thành niên cũng đang điều trị một bé gái 11 tuổi. Cô bé không hợp với bố mẹ và chỗ dựa tinh thần chính là anh trai. Khi anh trai sang nước ngoài học tập, bé bị trầm cảm, từng có ý tưởng tự sát. Hiện, bác sĩ đã can thiệp tâm lý cho bé được 10 buổi, tâm trạng của bé đã cải thiện tốt hơn.

Bác sĩ Loan cho biết rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em được coi là sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong việc phát triển tư duy, hành vi, kỹ năng xã hội hoặc điều chỉnh cảm xúc phù hợp với lứa tuổi.

Đặc điểm rối loạn tâm thần học đường thường gặp gồm rối loạn lo âu và rối loạn tăng động giảm chú ý. Nhiều gia đình khi đưa các cháu đến khám đều cho rằng con mình không có vấn đề gì nghiêm trọng. Thực tế, khi làm việc với các em, bác sĩ nhận ra rất nhiều điều bất ổn như stress, sang chấn tâm lý từ môi trường học tập và cuộc sống gia đình của các em.

"Hầu hết bệnh nhi đến khám đều ở trong tình trạng mắc các rối loạn tâm lý vừa và nặng", bác sĩ Loan nói.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên bị rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi 15-19.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần chiếm 8% ở trẻ em và 29% ở vị thành niên. Trong đó, rối loạn tăng động, giảm chú ý 14%; rối loạn cảm xúc 11,5%; rối loạn ứng xử hơn 9%.

 


Bác sĩ Loan thăm khám cho một bệnh nhi điều trị tại khoa. Ảnh: Khánh Chi.

 

Năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương khảo sát 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên. Kết quả cho thấy, ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh khảo sát bị trầm cảm là hơn 31%, và Hưng Yên gần 19%. Gần 43% số học sinh Hà Nội tham gia khảo sát có tâm trạng lo âu, tại Hưng Yên là 36,5%. Tỷ lệ trẻ stress tại Hà Nội gần 39% và Hưng Yên gần 22%.

"Ở các khu đô thị lớn, tỷ lệ rối loạn tâm thần có xu hướng cao hơn ở tỉnh. Trẻ nữ bị trầm cảm, sang chấn tâm lý nhiều hơn trẻ nam. Trẻ sống trong gia đình có mâu thuẫn, tỷ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình hòa thuận", bác sĩ Loan nhận xét.

Giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trẻ em phát triển tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn tuổi học đường. Căng thẳng học tập, thiếu sự hỗ trợ; môi trường học đường bất ổn; gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm; sự thay đổi tâm lý, dậy thì trong giai đoạn học đường; thiếu phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trường học... là những yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm thần của trẻ em và vị thành niên.

Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn. Trẻ học hành sút kém, rối loạn hành vi và rối loạn về tâm thần. Các bác sĩ phải có kiến thức về tâm lý, tâm thần của trẻ em và đặc biệt là ở lứa tuổi học đường để can thiệp cho các em.

Theo bác sĩ Loan, hiện nay, một số trường lập Phòng tham vấn tâm lý học đường, hỗ trợ các vấn đề tâm lý không quá phức tạp, giúp học sinh tiếp cận với các chương trình phòng ngừa sớm và ngay tại trường học. 62-71% học sinh mong muốn được chuyên gia tư vấn trong trường học. Các mạng lưới tâm lý học đường được kết nối với các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, hoạt động này chưa được triển khai đồng đều tại các trường học, sự gắn kết còn lỏng lẻo. Khoa Sức khỏe vị thành niên thời gian qua đã gửi công văn tới các trường thiết lập mạng lưới y tế - giáo dục để khi có vấn đề phức tạp về tâm lý của trẻ em, các bác sĩ sẵn sàng tiếp nhận điều trị.

Bác sĩ Loan cũng cho biết, bệnh viện hỗ trợ các thầy cô nhận dạng một số vấn đề với học sinh của mình để phát hiện và tư vấn cho cha mẹ đưa con đi khám kịp thời. Giáo viên nhận thấy các em có vấn đề trong môi trường học đường sẽ có cách thưởng phạt phù hợp.

Nhiều phụ huynh thường coi những biến đổi tâm lý của trẻ em là tâm lý tuổi dậy thì, đến khi trẻ có những phản ứng gây nguy hiểm cho tính mạng mới can thiệp thì quá muộn. Vì thế phát hiện sớm, điều trị kịp thời là cách giúp các em vượt qua những rối loạn, đòi hỏi sự quan tâm sát sao của phụ huynh.

"Người lớn cần phải đặt mình vào vị trí của các em nhỏ, đừng áp đặt tâm lý của người lớn lên trẻ em", bác sĩ Loan nói.

 

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đọc nhật ký "Khi tôi lên 2", cha mẹ sẽ hiểu vì sao con mình cứ hở tí lại lăn ra ăn vạ kinh khủng thế (25/11)
 Thuê gia sư luyện thi trên Zoom cho con vào mẫu giáo (19/11)
 Sáu cách khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ (19/11)
 5 cách để cải thiện khả năng tập trung cho trẻ (19/11)
 Những điều tưởng có hại nhưng lại tốt cho trẻ (19/11)
 Hễ thấy mẹ đi làm về là bám lấy không rời, mẹ đừng vội ôm con ngay mà hãy làm việc này, bé sẽ ngoan hơn (10/11)
 Muốn trẻ trở thành những người biết yêu thương, cha mẹ hãy dạy con 3 nguyên tắc này trước năm 7 tuổi (4/11)
 Dấu hiệu trẻ bị khuyết tật học tập (4/11)
 Cách xử lý khi trẻ hay nghe trộm (4/11)
 Làm thế nào để con thích học? (4/11)
 Thấy con ngã có nên đỡ dậy không? Phản ứng của bố mẹ sẽ hình thành nên 3 đứa trẻ tính cách hoàn toàn khác nhau (4/11)
 Cách xử lý hành vi hung hăng của trẻ (27/10)
 Ba hành vi của trẻ không nên bỏ qua (21/10)
 Bốn nhầm tưởng về việc làm hư trẻ (21/10)
 Tám cách giúp trẻ mở lòng với bố mẹ (21/10)
 Người ta cảnh báo những người lần đầu làm mẹ rất nhiều thứ, nhưng có điều quan trọng nhất dưới đây thì lại quên (13/10)
 Vì sao nên dạy trẻ đầu tư? (13/10)
 Cha mẹ dạy con học mỗi tối là 'phản giáo dục' (5/10)
 Nhìn cách người Nhật dạy trẻ 2 tuổi thông minh vượt trội, toàn những điều dễ cha mẹ nào cũng có thể làm theo (5/10)
 Con phải 'biết chia sẻ' - Sai lầm của cha mẹ (28/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i