Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Vì sao thai nhi thường hay đạp vào bụng mẹ, câu trả lời khiến ai cũng bất ngờ


Thai nhi cũng biết vui buồn hờn dỗi trong bụng mẹ, chúng sẽ tỏ "thái độ" bằng cách đạp vào bụng mẹ mình.

 

Khi mang thai, người mẹ cảm nhận được thai nhi hay đạp vào bụng nhưng lại không gây ra rủi ro nào. Trong một số trường hợp khác, người mẹ tuy biết thai nhi đạp vào bụng rất nhanh, nhiều lần, nhưng nghĩ không có vấn đề gì, cho tới khi đi khám thì không còn nghe thấy tim thai nữa.

Đối với mẹ bầu, cử động của thai nhi có thể xác định em bé bên trong có gặp nguy hiểm hay không. Việc mẹ bầu đặc biệt quan tâm đến cử động của thai nhi là điều bình thường và rất cần thiết.

Chuyển động của em bé theo từng tuần thai
Chuyển động của thai nhi khác nhau trong mỗi thời kỳ tam cá nguyệt. Vì vậy, bạn nên có khả năng phán đoán toàn diện về tuổi thai của mình.

Thai nhi đã thành người ở tuần thứ 10, nhưng vì kích thước còn quá nhỏ nên khó có thể kích thích thành tử cung, mẹ bầu sẽ không thể cảm nhận được cử động của em bé lúc này.

 


Thai nhi hay đạp vào bụng mẹ sẽ khác nhau tùy theo từng độ tuổi thai. (Ảnh minh họa)

Nhìn chung, mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi ở tuần thứ 18-20, còn mẹ bầu mang thai lần thứ 2 sẽ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi ở tuần thứ 15-16.

- Từ 16 đến 20 tuần

Thời điểm này, mẹ bầu đã có thể cảm nhận được cử động của thai nhi nhưng không thường xuyên và không rõ ràng.

- Từ 20 đến 35 tuần

Đây là giai đoạn thai nhi chuyển động mạnh nhất, một số mẹ bầu cho biết giai đoạn này thường bị đạp nhiều. Em bé có nhiều cử động đấm, đá, lăn lộn. Các mẹ bầu thường sẽ thấy bụng phình to, có khi là bàn tay, bàn chân hiện lờ mờ trên bụng, rất dễ thương.

- Sau 35 tuần

Nếu thai nhi đã vào khung xương chậu, cử động của thai nhi sẽ trở nên ít hơn. Nếu thai chưa vào khung chậu, cử động của thai sẽ trở nên thường xuyên. Lúc này cử động của em bé không còn là đấm đá nữa mà là cử động toàn thân trên diện rộng, bạn sẽ thấy bụng nhô lên như một quả đồi. Mặc dù vậy, bụng sẽ không có cảm giác đau, cảm nhận rất rõ thai nhi chuyển động trong bụng.

Vì sao thai nhi hay đạp bụng mẹ?

Đôi khi em bé cứ đạp vào bụng mẹ, liệu chúng có đang tức giận hay khó chịu gì không. Đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

- Bình thường

Sự chuyển động của thai nhi diễn ra đều đặn, thường xuyên chứng tỏ em bé đang phát triển bình thường. Nếu cảm thấy em bé đạp vào bụng bè trước khi ăn, có nghĩa là chúng cảm thấy đói, nhắc nhở người mẹ đã đến giờ ăn. Trong trường hợp khác là sau khi ăn, lượng đường huyết của mẹ bầu tăng, ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này, em bé đã được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, trở nên hoạt bát hơn nên tỏ ra thích thú bằng việc đạp vào bụng mẹ.

 


Thai nhi thường cử động nhiều hơn sau khi mẹ bầu tắm xong. Vì khi tắm có sự kích thích của nước nóng, kì cọ của người mẹ trên cơ thể, khiến cho em bé cảm thấy thích thú và đạp vài phát vào bụng mẹ.


Nếu mẹ bầu có thói quen nghe nhạc, khi nghe nhạc tâm trạng sẽ thoải mái và cảm giác này sẽ được truyền sang thai nhi, sau khi thai nhi cảm nhận được sẽ trở nên rất vui và thể hiện tâm trạng của mình bằng cách "nhún nhảy" bên trong.

Ban ngày mẹ bầu rất bận rộn và không có thời gian để cảm nhận cử động của thai nhi, có thể em bé cử động nhiều nên mẹ bỏ qua. Vào ban đêm, mẹ bầu không có việc gì sẽ tương tác nhiều hơn với thai nhi, em bé lúc này cũng sẽ cử động để thu hút sự chú ý của người mẹ.

- Bực bội


Trên thực tế, thai nhi cũng có những cung bậc cảm xúc, giận hờn, buồn phiền, nếu không làm theo ý mình thì sẽ phản kháng lại. Nếu người mẹ ăn quá cay, thai nhi cũng sẽ phản đối bằng cách đạp mạnh vào bụng.

 


Đôi khi thai nhi cũng cảm thấy khó chịu (Ảnh minh họa).

Đôi khi không kìm được xúc động, mẹ bầu cãi nhau với chồng hoặc với người khác, em bé cảm nhận được được sự khó chịu của người mẹ sẽ tỏ ra tức giận: "Đừng quấy rầy để mẹ nghỉ ngơi!", để bày tỏ sự không hài lòng.

Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống khi mang thai, giữ tâm trạng bình tĩnh, không đến những nơi có tiếng ồn ào bạo lực để tránh thai nhi tức giận.

- Khó chịu

Đôi khi thai nhi cũng cảm thấy khó chịu. Khi người khác vuốt bụng, thai nhi sẽ cảnh giác, vì sức và nhiệt độ của người ngoài chạm vào bụng khác với mẹ, em bé sẽ cảm thấy khó chịu, tự bảo vệ mình và có phản ứng giống như "xê ra đi".

Nếu bị thiếu oxy và cảm thấy khó thở, thai nhi cũng sẽ cử động dữ dội, sau đó chuyển động sẽ đột ngột dừng lại. Trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời, thai nhi có thể không có nhịp tim thai. Về vấn đề này, mẹ bầu phải cẩn thận, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3 phải theo dõi nhịp tim thai để đề phòng tình trạng thiếu oxy.

Tóm lại, nếu thai nhi liên tục đạp vào bụng thì việc đầu tiên là phải xem tuần thai của bạn có rơi vào tuần thai có thường xuyên cử động của thai nhi hay không. Nó cũng phụ thuộc vào trạng thái của chính người mẹ, liệu bạn đã làm gì đó để khiến thai nhi chuyển động hay chưa. Đồng thời mẹ cần phải đi khám thai thường xuyên.


Theo Pháp luật và bạn đọc

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những tai biến sản khoa nguy hiểm cho mẹ và bé (19/4)
 Bà bầu bị đột quỵ (19/4)
 Sử dụng thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai (10/4)
 Có bầu ở tuổi bà ngoại, khi nào cần đi bác sĩ? (10/4)
 Nguy cơ đẻ non vì hành động nhiều bà bầu dễ mắc (29/3)
 Hầu như mẹ bầu nào cũng thèm ăn vặt điên cuồng khi mang thai, chuyên gia mách cách ăn thỏa thích mà không hại con (22/3)
 Ăn uống nhiều để có đủ sữa và suy nghĩ tích cực thì sữa sẽ đầy đủ (16/3)
 Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh (16/3)
 Không làm điều này trước khi mang thai, nhiều mẹ hối hận vì con bị dị tật bẩm sinh, thậm chí có thể tử vong khi vừa chào đời (16/3)
 Mẹ bầu có nên đi chơi chen chúc chốn đông người? (16/3)
 Hướng dẫn thai giáo thông qua 5 giác quan (7/3)
 Những vết rạn da vẫn còn đó (7/3)
 Những biến chứng nguy hiểm khó lường với con nếu mẹ bị thủy đậu khi mang thai (7/3)
 Đừng chủ quan với những cơn đau răng khi mang thai, nó có thể gây sảy thai nếu biến chứng nặng (7/3)
 Mối nguy hiểm của bệnh lậu đối với thai kỳ (7/3)
 4 loại rau quả tốt cho sức khỏe nhưng dễ gây sảy thai, mẹ bầu cần tránh xa (20/2)
 Tất tật những cơn đau người phụ nữ phải trải qua bắt đầu từ khi mang thai đến sau khi sinh nở (20/2)
 Nghiên cứu mới cho thấy: Người mẹ sẽ mất ngủ ít nhất 6 năm kể từ khi có con (20/2)
 Não của mẹ thay đổi thế nào sau sinh con (4/2)
 Phòng ngừa các rối loạn tâm thần kinh trước và sau sinh (4/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i