Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   BS Nhi khoa chỉ ra 5 điều NÊN và KHÔNG NÊN làm khi con bị sốt co giật, điều thứ 2 bố mẹ thường mắc phải

 

Bố mẹ nên nắm vững những kiến thức này để có thể xử lý đúng cách khi con bị sốt co giật tại nhà.

Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi co giật, trẻ có thể có các biểu hiện như: Nôn ói, sùi bọt mép, tím tái...

Trẻ bị co giật do sốt thường kéo dài trong vài phút. Một cơn co giật kèm sốt kéo dài hơn 5 phút được xem là bất thường. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân gây co giật kèm sốt.

Còn nếu trẻ bị co giật từ vài giây đến dưới 5 phút thì không cần phải nhập viện mà có thể chăm sóc bé tại nhà. Dẫu vậy, trước tình trạng co giật của con, nhiều cha mẹ thường lo lắng, lúng túng không biết xử trí thế nào.

Đế giúp các bậc phụ huynh xử lý đúng cách khi con nhỏ bị sốt co giật, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhi đồng 2, đồng thời cũng là bác sĩ Nhi khoa được nhiều mẹ Việt tin tưởng, yêu mến đã chỉ ra 5 điều mà bố mẹ NÊN và KHÔNG NÊN làm khi con bị sốt co giật.


Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. (Ảnh minh họa)

5 điều bố mẹ KHÔNG NÊN làm khi trẻ bị sốt co giật
- Không đè lên người trẻ hoặc cố ôm chặt trẻ với mong muốn cắt cơn co giật. Điều đó sẽ không có tác dụng mà vô tình còn làm tổn thương trẻ.

- Không để bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ, ví dụ như muỗng, đũa,... thậm chí ngón tay của bố mẹ. Thực chất, trong cơn co giật việc cắn lưỡi ở trẻ là rất hiếm khi xảy ra, do đó nếu đưa bất cứ một vật cứng nào vào miệng sẽ dễ dẫn đến trẻ bị ngạt, tổn thương vùng khoang miệng, và còn làm tổn thương ngón tay của bố mẹ nữa.

- Không cho bất kỳ chất lỏng nào vào miệng trẻ, ví dụ: Mật ong, nước chanh vì nó sẽ làm tăng nguy cơ hít sặc trực tiếp vào trong phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.

- Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ đang lên cơn co giật vì sẽ không có hiệu quả mà còn làm tăng nguy cơ hít sặc ở trẻ.

- Không đưa trẻ vào bồn tắm lúc trẻ đang lên cơn co giật với mục đích nhằm hạ sốt. Bởi vì sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị ngạt và sặc nước.


5 điều bố mẹ NÊN làm khi trẻ sốt co giật
- Có tới trên 80 % số trẻ sốt co giật đơn giản, nghĩa là thời gian co giật rất ngắn. Và không có một cách nào có thể cắt sốt co giật ngay lập tức tại nhà, do đó bố mẹ hãy bình tĩnh chờ cơn co giật đi qua.

- Đưa trẻ đến mặt phẳng an toàn, ví dụ: Sàn nhà, đệm..., nếu ở trên giường nên chú ý nguy cơ té ngã, sau đó xoay lưng trẻ, nghiêng đầu sang một bên và để gối mềm sau đầu.

- Quan sát xung quanh nếu thấy có vật cứng, sắt nhọn, hoặc dễ cháy, dễ gây nguy cơ làm tổn thương trẻ thì hãy thu dọn cẩn thận.

- Ghi nhớ lại đặc điểm co giật: Thời gian co giật bao lâu, co giật tay chân, toàn thân hay nửa người? Gồng người hay trợn mắt? Nếu được hãy quay lại video làm tư liệu đưa cho bác sĩ, việc này sẽ rất hữu ích trong việc chẩn đoán của bác sĩ cho con bạn được chính xác nhất.

- Khi hết cơn co giật, nếu trẻ còn sốt cao, hãy nhét thuốc hạ sốt với liều 10-15mg/kg/lần qua đường hậu môn. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn.

Nguồn Nhịp Sống Việt

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 lý do nên ôm trẻ thường xuyên hơn (4/8)
 4 kiểu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự thông minh và ngoại hình của trẻ, cha mẹ cần sửa cho con ngay (4/8)
 Để bé khóc nhiều mà không dỗ liệu có tổn thương tâm lý và ý kiến của chuyên gia (30/7)
 Thói quen ngủ lăn lộn khắp giường có thể tiết lộ một số điều về thể trạng của con, bố mẹ không nên bỏ qua (15/7)
 Nghiên cứu của Mỹ: Ngón tay càng linh hoạt, não bộ của trẻ càng phát triển và những điều bố mẹ nên làm để con vận động tay tốt hơn (15/7)
 3.000 dị vật được bác sĩ gắp ra từ trong bụng của trẻ nhỏ, rất nhiều thứ bạn chẳng bao giờ có thể ngờ tới (15/7)
 5 dấu hiệu chứng tỏ con bạn thông minh từ nhỏ, chỉ có 1 cũng đáng chúc mừng (15/7)
 Bé bị hăm tã, khi nào cần điều trị? (2/7)
 Có trẻ sinh ra đã sở hữu mái tóc dày như bờm sư tử, có bé chỉ có 1 chỏm tóc, vì sao lại vậy? (2/7)
 Trẻ sơ sinh bị vàng da nguy kịch tính mạng vì cách mà nhiều cha mẹ vẫn đang truyền nhau làm (2/7)
 Ông định bế cháu mới sinh thì bị bà gạt phắt nên nổi cáu đi về, 3 kiểu người này không nên "đón tay" trẻ mới chào đời (2/7)
 70 năm nghiên cứu, người ta phát hiện ra 3 yếu tố này mới ảnh hưởng tới tương lai của trẻ chứ không phải IQ (2/7)
 Nghe con gái lớn hét: "Em nôn ra máu", bà mẹ tức tốc mang con vào bệnh viện rồi kinh hoàng nghe bác sĩ nói nguyên nhân tử vong (2/7)
 Để bé khóc nhiều mà không dỗ liệu có tổn thương tâm lý và ý kiến của chuyên gia (2/7)
 Giải mã những âm thanh thú vị của trẻ sơ sinh, nhiều bố mẹ dù sinh con lần 2 vẫn chưa hiểu hết (20/6)
 Nghiên cứu của ĐH Y Harvard: Cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời đứa trẻ để phát triển não bộ, cải thiện IQ (20/6)
 BS. Hoàng Quốc Tưởng mách các mẹ 5 loại "thuốc" siêu rẻ mà lại cực hiệu quả giúp trẻ tăng sức đề kháng (10/6)
 Bác sĩ Nhi giải đáp thắc mắc về khác biệt giữa 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ (10/6)
 Mát-xa cho trẻ 4 bộ phận này 10 phút mỗi ngày, vừa giúp kích thích não bộ hiệu quả, cơ thể bé cũng phát triển tốt hơn (10/6)
 Chăm sóc con một cách “thông minh” là như thế nào? (10/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i