Vui chơi cùng trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Vui chơi cùng trẻ
   Thay vì ép trẻ phải nhường đồ chơi, hãy dạy con bài học về sự chờ đợi: Chia sẻ không phải mất đi, chỉ là đợi để đến lượt

 

Việc ép trẻ phải nhường món đồ chơi nào đó khi con đang thích là cách không nên làm, thay vào đó bố mẹ hãy thử gợi ý dưới đây.


Không ít cha mẹ rơi vào tình huống khó xử khi 2 đứa trẻ đang chơi mà có 1 bé đòi chơi đồ chơi của bé còn lại, nhưng bé kia lại không chịu mà bé đòi lại khăng khăng đòi bằng được. Vậy, nếu bạn gặp tình huống này, bạn sẽ chọn cách nào sau đây để dàn xếp:

1. Nói bé lớn hơn: "thôi con nhường em nhé" và lấy đồ chơi cho bé nhỏ hơn.

2. Dụ lấy món đồ chơi của bé này để cho bé kia và cho bé này 1 món đồ chơi khác.

3. Cất món đồ chơi và không cho bé nào được chơi, để 2 bé quên và chơi món khác.

4. Nói với bé đang đòi là không được, đồ chơi là của bé này, yêu cầu phải chọn món khác.

Phần lớn cha mẹ chúng ta sẽ chọn 1 trong 4 cách trên, nhưng thực tế rằng: cả 4 cách trên vẫn khiến trẻ không hiểu vai trò thực của trẻ trong tình huống này, vấn đề có thể được dàn xếp tạm thời, nhưng vẫn tiếp diễn và trẻ vẫn không nhận được bài học giáo dục về "tương tác hành vi".

Khái niệm nhường/ chia sẻ ở trẻ là "Zero" nếu bạn không dạy

Mọi đứa trẻ chưa nhận thức được sự tồn tại của khái niệm nhường hay chia sẻ tình thương, đồ vật, khoảnh khắc hay món đồ trẻ yêu thích. Đây là hành vi học được. Do đó, việc bạn cố ép hoặc cố năn nỉ kiểu như "Thôi nhường em/bạn đi con, mẹ mua/ lấy cái khác cho con nhé!" là không ý nghĩa với trẻ. Hơn nữa, dù bạn có giải thích "cái này là của bạn, con có thể chọn cái khác" cũng không thể làm trẻ hiểu.

Với trẻ, những thứ tồn tại vào thời điểm trẻ đang chơi/ thưởng thức được đánh dấu là "hiện diện". Sự hiện diện này sẽ đi kèm với cảm xúc trẻ có như vui, lạ, hạnh phúc. Nếu sự hiện diện này mất đi, trẻ cần phải đi tìm. Nếu hiện diện nằm ở trẻ khác thì trẻ sẽ lấy lại. Tuy nhiên, sự hiện diện luôn có tính tạm thời.

Sự hiện diện ở đây có thể là món đồ chơi trẻ đang chơi, là khoảnh khắc được bạn yêu thương, là 1 trò chơi nào trẻ đang tham gia. Khi đó, việc 1 trẻ khác hoặc em của trẻ lấy đi sự hiện diện này thì việc trẻ đi tìm hoặc dành lại là điều dễ hiểu.


Ảnh minh họa.

Làm sao dạy trẻ chia sẻ, chứ không phải ép con chia sẻ
Sự chia sẻ là sự luân chuyển của sự hiện diện giữa 2 bé đến khi trẻ nhận ra là không mất đi. Dĩ nhiên, khi đó cảm xúc sẽ đi theo sự hiện diện đó ở cả hai bé. Càng nhiều sự chia sẻ thì trẻ càng học được hành vi biết chia sẻ. Khi trẻ học được hành vi biết chia sẻ thì trẻ sẽ hiểu sự cảm thông. Khi đó, trẻ luôn có sự cảm thông. Đó là cách giáo dục.

Ngược lại, sự ép trẻ nhường là cách buộc trẻ từ bỏ "sự hiện diện" và cảm xúc cũng mất theo. Sự hiện diện chỉ tồn tại ở 1 trong hai bé, và cảm xúc cũng chỉ có ở 1 trong hai bé. Giống như cách bạn hay nói "con lớn rồi nhường em nhé con!", thực tế, trẻ không chỉ không hiểu khái niệm nhường này, mà còn có thể mang 1 cảm xúc tiêu cực khác như buồn/ hụt hẫng khi sự hiện diện mất đi, thay vì vui thích trước đó. Đó là cách không giáo dục.


Vậy, để giáo dục trẻ sự chia sẻ, cha mẹ nên làm gì với tình huống được đặt ra ban đầu? Cách tốt nhất được khuyên không phải là 1 trong 4 cách ở trên bởi vì không cách nào giúp cả hai bé nhận ra sự chia sẻ khi cần có đồng thời cả sự hiện diện và cảm xúc gắn liền. Theo GS. Byron T., ĐH University College London chia sẻ: Bạn có thể giúp trẻ học được sự chia sẻ khi bạn chọn thời điểm vào cuộc thông minh - khi 2 bé chỉ mới bắt đầu có tranh cãi về sự hiện diện. Đừng vào sớm quá và cũng đừng đợi 2 bé cắn/ đánh nhau đến khóc bởi vì khi đó có cảm xúc khác xen vào thay vì chỉ có cảm xúc thích sự hiện diện.


Ảnh minh họa.

Sau đó, hãy bắt đầu với bài học về "cách đợi". Nghĩa là, bạn nói lớn: Nào, hai con im lặng nào, chúng ta chơi cái này cùng nhau được không. Bạn nói bé đang cầm món đồ chơi: Tom, con đưa món đồ chơi sang tay mẹ nhé! Bạn dùng hai tay nhận món đồ từ tay bé và nói: "Được rồi, mẹ nhận món đồ của con rồi nhé, mẹ đang cầm đây, con có thấy không, con có thể sờ nó bây giờ".

Bạn quay sang bé đòi món đồ chơi và nói "Tim, mẹ đưa con cầm món đồ này nhé! con đưa 2 tay ra nào", bạn dùng hai tay đặt món đồ vào tay Tim và nói: "được rồi, món đồ ở tay Tim rồi, mẹ sờ nó nhé, Tom con sờ nó không?". Sau đó, bạn nói "Tom, con nhận món đồ nhé, Tim ơi con dùng 2 tay đưa món đồ cho Tom giúp mẹ nhé!".

Khi Tom nhận món đồ, bạn nói tiếp "Mẹ có thể sờ nó và Tim con có muốn sờ nó không?". Thế, là bạn cứ lập lại 1-3 lần nữa. Đó là bài học về "cách đợi". Bài học này có thể áp dụng bất kì lúc nào có mâu thuẫn. Trong lúc áp dụng, có bé nào giành, thì bạn lại lấy lại và giữ để cho 2 bé cùng chạm.

Bài học về "cách đợi" này cũng có thể dạy trẻ trong những sinh hoạt đời sống hằng ngày như đi siêu thị, nhà sách. Khi trẻ chạy đến quầy đồ chơi và có bạn cầm món đồ chơi trẻ muốn, hãy nói: "Tim này, đợi 1 tí con!" hãy cho trẻ thời gian đợi, lúc đợi, sự hiện diện và cảm xúc gắn liền vẫn không mất đi. Khi ra tính tiền, bạn cũng xếp hàng đợi đến lượt và không quên nói trẻ "chúng ta đợi 1 chút để đến lượt nhé!".

Càng học được bài học về biết chờ đợi, trẻ càng nhận ra sự chia sẻ là không mất đi. Dĩ nhiên, cảm xúc hạnh phúc cũng không mất đi khi chia sẻ, chỉ là "đợi" cho đến lượt. Việc này sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều về bài học vị tha và nhân ái.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn là chuyên gia tư vấn về y học bộ gen, hiện là Ủy Viên Cấp Cao tại Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) kiêm Phó Tổng Biên Tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard.

Anh Nguyễn là diễn giả khách mời (keynote speaker) cho nhiều hội thảo khoa học lớn tại Anh và Châu Âu. Những công trình nghiên cứu của ông tập trung giải thích các khái niệm sâu sắc về dinh dưỡng cá nhân hóa dựa trên bộ gen mỗi người cũng như y học lối sống trong sự khác biệt giữa người châu Âu và châu Á tại Vương quốc Anh.

Ngoài ra, bác sĩ còn nhận được nhiều sự yêu mến của các bậc phụ huynh trong lĩnh vực nuôi dạy con cái và đồng hành cùng con trên hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy gian nan này.


Nguồn Afamily

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tại sao nên cho trẻ chơi trò chơi lego? (20/1)
 Để con phá phách đồ đạc rồi tỉnh bơ "Trẻ con có biết gì đâu", mẹ lĩnh ngay khoản nợ 50 triệu đồng (20/1)
 Bé trai không chơi búp bê, bé gái không chơi lego - những định kiến về giới tính trong đồ chơi có thể bỏ lỡ kỹ năng phát triển của trẻ (20/1)
 Nguy hại của việc không cho trẻ tiếp xúc thiên nhiên (17/10)
 Ở nhà nghỉ dịch bố mẹ thử mua ngay những món đồ chơi này, vừa giải trí lại gắn kết tình cảm gia đình (5/9)
 Làm sao để con vui vẻ khi bị "nhốt" trong nhà (5/9)
 Không phải bỏ tiền triệu mua đồ chơi, đây mới là “món đồ chơi” xịn nhất cho con bố mẹ nên đầu tư (28/8)
 Những cách dạy trẻ đơn giản và vui nhộn (4/8)
 5 trò chơi kích hoạt trí thông minh của trẻ (4/8)
 Không cần hò hét con dọn dẹp đồ sau khi chơi, làm theo cách của giáo viên Montessori dưới đây sẽ thấy hiệu quả tức thì (4/8)
 Mẹ Hà Nội kể về "những điều đặc biệt" khi cùng con đọc sách, tiết lộ bí quyết để bé yêu sách hơn điện thoại, ipad (30/7)
 Bé 1 tuổi nôn trớ, tắc ruột vì một món đồ chơi: Cha mẹ tốt nhất đừng bao giờ mua thứ này cho trẻ (15/7)
 Những tấm gương vượt qua nhút nhát nhờ thể thao (2/7)
 Cuộc chiến 'kéo con ra khỏi màn hình' (2/7)
 Màu sắc yêu thích có thể phản ánh tính cách và nội tâm của trẻ, nếu con thích màu vàng bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn (20/6)
 Cha mẹ phải rũ bỏ những điều này nếu muốn làm bạn cùng con (14/6)
 Nghỉ học tránh dịch: Cho con thử ngay 1 trò chơi hay ho giúp trẻ kết nối bạn bè mà lại tốt cho trí não (13/5)
 Bé gái 3 tuổi suýt chết vì chơi búp bê điện tử (13/5)
 10 bài tập vừa tăng cường sức khỏe, vừa là trò chơi cho con nghỉ học ở nhà trong mùa dịch (13/5)
 Những lưu ý khi mua và cho trẻ tập xe đạp (19/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i