Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Bệnh nhân ung thư vú có nên cho con bú?

 

Bệnh nhân ung thư vú có nên cho con bú hay không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như phương pháp điều trị mà người mẹ được chỉ định.

Bệnh ung thư vú xảy ra khi các tế bào ở vú phát triển bất thường, tạo thành khối u. Ung thư vú không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây từ mẹ sang con trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, các loại hóa chất, thuốc hoặc tia xạ dùng trong điều trị ung thư vú có thể theo sữa mẹ truyền sang em bé, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tùy vào giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị được chỉ định mà bác sĩ sẽ quyết định xem bệnh nhân ung thư vú có thể cho con bú hay không.

Trước khi điều trị

Trên thực tế, phát hiện ung thư vú trong quá trình cho con bú rất khó xảy ra nhưng không phải là không thể. Nếu bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu bất thường và đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán ung thư vú. Hầu hết, các phương pháp chẩn đoán này không gây ảnh hưởng đến quá trình cho con bú của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh không cần trì hoãn việc cho con bú trong giai đoạn này.

Sau khi được chẩn đoán xác định ung thư vú, bệnh nhân đang cho con bú nên bắt đầu nghĩ đến việc hút và trữ sữa hoặc nghiên cứu các loại sữa công thức cho em bé.

Trong quá trình điều trị

Với hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngừng việc cho con bú trong quá trình điều trị ung thư vú. Các loại hóa chất và thuốc được dùng để điều trị ung thư vú như thuốc hóa trị, thuốc gây mê... trong quá trình phẫu thuật có thể được bài tiết qua sữa mẹ và truyền sang bé. Ngừng cho con bú cũng làm giảm lưu lượng máu đến vú, giúp vú nhỏ lại, dễ khám và ít bị nhiễm trùng hơn.

Đối với những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, ngoài các nguy cơ liên quan đến thuốc gây mê, việc cắt bỏ khối u ở vú cũng gây đau và khiến mẹ không thể cho con bú ở bên ngực được điều trị.

 


Sữa mẹ cung cấp cho bé nhiều dưỡng chất để trẻ phát triển nhưng khi điều trị ung thư vú, người mẹ được khuyên ngừng cho con bú. Ảnh: Shutterstock.

Với xạ trị, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh dừng cho con bú trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, nếu chỉ điều trị ở một bên ngực, bệnh nhân vẫn có thể cho con bú sau khi xạ trị bằng bên ngực còn lại. Bác sĩ sẽ quyết định xem bệnh nhân cho con bú có an toàn hay không dựa trên loại bức xạ được sử dụng và thời gian điều trị dự kiến.

Sau khi điều trị

Sau khi điều trị ung thư vú, người bệnh có thể bắt đầu cho con bú trở lại. Tuy nhiên, tùy vào từng phương pháp cụ thể mà bác sĩ sẽ xem xét thời điểm thích hợp để làm việc này.

Nếu thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u, bệnh nhân có thể bắt đầu cho con bú trở lại khi vết thương ở ngực lành hẳn. Đôi khi, quá trình phẫu thuật làm ảnh hưởng đến các ống dẫn sữa và khiến lượng sữa tiết ra không được nhiều. Lúc này, bệnh nhân không cần quá lo lắng bởi việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp kích thích quá trình tiết sữa. Nếu phải cắt bỏ toàn bộ một bên ngực, bệnh nhân có thể cho con bú bằng bên ngực không phẫu thuật. Trong trường hợp cần hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, thời gian cho con bú của bệnh nhân có thể thay đổi tùy vào phương pháp được áp dụng.

Bệnh nhân cũng có thể cho con bú trở lại sau một thời gian ngắn kết thúc xạ trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian thích hợp để thực hiện việc này. Khác với phẫu thuật và xạ trị, các loại hóa chất và thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư vú vẫn có khả năng tồn tại trong cơ thể mẹ và bài tiết qua sữa. Bác sĩ sẽ cần kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất này trong sữa mẹ trước khi quyết định xem bệnh nhân có được cho con bú trở lại hay không.

Nguồn Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thai nhi 37 tuần bị xuất huyết nội sọ ngay trong bụng mẹ, 16 bác sĩ hợp sức cứu trong 1 giờ (6/3)
 Không có tinh trùng (2/3)
 Nam giới uống rượu có thể gây dị tật tim bẩm sinh ở con (2/3)
 Thai nhi bị sa dây rốn, thò chân ra ngoài cửa mình mẹ (19/2)
 Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản? (19/2)
 Các chỉ số siêu âm thai nhi mẹ bầu cần nắm rõ, ngoài BPD và FL còn rất nhiều kí hiệu quan trọng khác (19/2)
 3 vấn đề hay gặp khi mang thai khiến trẻ sinh ra rất khó nuôi, thậm chí còn thấp bé nhẹ cân (19/2)
 Bà bầu ngồi nhiều có sao không? (8/2)
 Thai phụ F0 nhau cài răng lược đâm xuyên tử cung (8/2)
 Bỏ ngay 4 tư thế ngồi này nếu không muốn khiến thai nhi thiếu oxy (8/2)
 Khi mang thai mẹ bầu nhớ làm điều này để con sinh ra không có vết bớt chàm xấu xí (8/2)
 Xin mổ sớm để tránh sinh con năm Dần (29/1)
 Năm 2022 sinh con vào tháng nào là đẹp và hợp tuổi bố mẹ nhất? (29/1)
 Khám thai và sinh con mùa dịch - những điều mẹ bầu cần lưu ý (20/1)
 Tiêm vaccine phòng Covid-19 có nguy cơ gây vô sinh không? (20/1)
 Mách các mẹ cách khắc phục nỗi lo thầm kín mang tên són tiểu sau sinh (20/1)
 Phá thai và những tai biến thường gặp (20/1)
 Mẹ F0 có được cho con bú? (20/1)
 Bồi bổ quá mức khi mang thai, người phụ nữ và chồng “rủ nhau” cùng bị sỏi mật (13/1)
 Đưa con dâu đi khám thai, mẹ chồng tức giận mắng: "Sáng mắt chưa?" khi nghe bác sĩ thông báo tin quan trọng (13/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i