Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   'Thực trạng mang thai ngoài ý muốn chưa được cải thiện'


Quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn ở vị thành niên/thanh niên vẫn chưa được cải thiện, theo Tổng cục Dân số.

 

Sáng 13/8, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, nêu nhận định trên trong chương trình "Phá bỏ định kiến và kiến tạo bình thường mới cho chủ đề sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên".

Theo nghiên cứu về hành vi sức khỏe học sinh do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện, trong 6 năm, tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019. Trong số học sinh từng quan hệ tình dục, hơn 42% có sử dụng bao cao su và 44% sử dụng các phương pháp ngừa thai khác, thấp hơn so với năm 2013.

Một nghiên cứu khác của Tổ chức dịch vụ dân số quốc tế (PSI) ước tính có trên 10% nữ giới Việt Nam chưa kết hôn (trong độ tuổi từ 15-24) đã từng ít nhất một lần mang thai ngoài ý muốn. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở khu vực nông thôn, vùng sâu, tại các khu công nghiệp tập trung.

"Những định kiến và sự e ngại trở thành rào cản khiến người trẻ không được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tình dục. Việc này dẫn đến những hậu quả tiêu cực như mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn", bà Nguyễn Lê Hoa, Giám đốc PSI, cho hay.

Theo các chuyên gia, mang thai ở tuổi vị thành niên làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi cao hơn phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (18 đến 35 tuổi). Kèm theo đó là các nguy cơ dễ đẻ non, sảy thai, suy dinh dưỡng, stress, trầm cảm...

Bên cạnh đó, việc làm mẹ quá sớm sẽ trở thành gánh nặng lớn khi trẻ chưa sẵn sàng tâm lý, kỹ năng sống hay kinh tế. Nguy hiểm hơn, nhiều thanh thiếu niên không dám đến cơ sở y tế mà đi phá thai "chui", không đảm bảo vô khuẩn có thể gây viêm nhiễm, xuất huyết, tai biến sản khoa...


Kết quả khảo sát hành vi tình dục hơn 7.700 học sinh 13-17 tuổi tại 81 trường ở 21 tỉnh thành, so sánh năm 2013 và 2019, do Bộ Y tế công bố hôm 25/4. Đồ họa: Hoàng Khánh

Bên lề chương trình, tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, chia sẻ "rất buồn" khi nghiên cứu về hành vi phá thai của vị thành niên ở Bệnh viện Hùng Vương, Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội.

"Khi tôi hỏi các bạn gái đó về các biện pháp tránh thai, họ kể vanh vách. Tôi hỏi tại sao không tránh mà lại để mang thai ngoài ý muốn thì các bạn gái nói rằng 'không dám nói với bạn trai vì sợ bị đánh giá từng trải, thành thạo, kinh nghiệm'", bà Hồng nói, thêm rằng việc sợ bị đánh giá đã khiến các cô gái phải trả giá đắt.

Ngoài ra, điều này cho thấy giữa bạn trai và bạn gái không có sự trao đổi và đồng thuận trong quan hệ tình dục; không có sự thông cảm, cởi mở. Các bạn trai không chia sẻ trách nhiệm tránh thai với bạn gái. Do đó, bà Hồng đề xuất cần đưa giáo dục tình dục vào các nhà trường, bắt đầu từ cấp phổ thông.

Ông Hoàng cũng cho rằng việc giáo dục về sức khỏe sinh sản - tình dục tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống và chưa theo kịp với nhu cầu cũng như tình hình thực tế ở giới trẻ. Việc tiếp cận thông tin, cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành về sức khoẻ sinh sản cho nhóm này còn hạn chế.

Theo các chuyên gia, từ thực tiễn đó đòi hỏi phải xây dựng các hoạt động can thiệp nhằm tăng cường tư vấn và cung ứng dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho trẻ. Triển khai thí điểm và mở rộng chương trình giáo dục cho nam, nữ trước khi kết hôn. Tổ chức các sự kiện thanh nhằm khuyến khích thanh niên nên kết hôn trước 30 tuổi, đẻ đủ hai con trước 35 tuổi. Thí điểm và từng bước mở rộng các mô hình can thiệp phòng tránh vô sinh; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh sản.

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vợ chồng mang gen bệnh tan máu có thể sinh con khỏe mạnh? (17/8)
 Căng thẳng khi mang thai gây hại thế nào (17/8)
 Làm thế nào giảm cơn ốm nghén (6/8)
 Cách để tiếp tục sinh con sau khi thắt ống dẫn trứng (6/8)
 5 khoản chi lãng phí của người lần đầu làm cha mẹ (6/8)
 Loại rau "rẻ như cho" nhưng lại có tác dụng thần kỳ khi mẹ bầu thiếu máu, tăng cường thị lực và giảm nguy cơ dị tật thai nhi (6/8)
 Những quan niệm sai lầm cần tránh đối với phụ nữ sau sinh, điều cuối sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ (29/7)
 Cách ăn uống giúp mẹ bầu ít mắc bệnh vặt (29/7)
 6 điều lưu ý trước khi mang thai (18/7)
 Sự thật về loạt lời đồn đoán giới tính thai nhi qua ngoại hình mẹ bầu, điều số 5 có đến 80% người tin nhưng liệu có đúng? (18/7)
 4 loại thực phẩm bà bầu nên “bóp miệng”, có thể làm giảm trí thông minh của em bé hoặc gây ra dị tật thai nhi (18/7)
 Mang thai có uống sữa đặc thay sữa bầu được không? Những lưu ý đặc biệt khi mẹ bầu uống sữa đặc? (18/7)
 Mẹ bầu ăn thế nào để thai nhi không thừa, thiếu cân? (5/7)
 Cách bổ sung acid folic cho thai kỳ khỏe mạnh (5/7)
 Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng thai nhi không, siêu âm bao nhiêu lần là đủ? (5/7)
 Mẹ bầu ăn 3 món canh này sẽ tốt cho cả mẹ và thai nhi (5/7)
 Nguyên nhân mẹ bầu bị sảy thai và thời điểm an toàn cho ''chuyện ấy'' sau sảy thai (5/7)
 Quan hệ nhiều có dễ đậu thai (29/6)
 Vì sao thai phụ dễ tử vong do sốt xuất huyết? (29/6)
 5 thực phẩm mẹ bầu nhớ ăn thường xuyên để "thải độc" cho thai nhi trong bụng (15/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i