Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Cha mẹ muốn con "hóa rồng, hóa phượng" nên tuân thủ 6 nguyên tắc này

Tương lai tươi sáng của một đứa trẻ không chỉ đơn thuần dựa vào nỗ lực bản thân mà còn cần có sự dạy dỗ đúng đắn của cha mẹ ngay khi trẻ còn nhỏ.

Cách dạy dỗ của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới tính cách của con. Nếu được cha mẹ giáo dục đúng cách, con cái sẽ có tương lai tươi sáng. Vì thế, trong công cuộc giáo dục con, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây.

1. Tính nhất quán

Mọi lời nói, hành vi của người lớn đều ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Vì thế, khi tiếp xúc với trẻ, người lớn cần sự nhất quán. Chẳng hạn như khi con đòi mua một thiết bị công nghệ đắt tiền, không đem lại nhiều lợi ích thì cha mẹ cần nói lời từ chối. Trẻ sẽ mè nheo, đòi hỏi món đồ trong suốt quãng thời gian sau đó nhưng cha mẹ phải nhất quyết không bị khuất phục.

Quy tắc hàng đầu trong quá trình giáo dục con là duy trì sự nhất quán từ lời nói đến hành động. (Ảnh minh họa)

Hãy thể hiện sự nhất quán với trẻ, nói 1 là 1 và 2 là 2, đừng để trẻ lay chuyển. Bởi nếu trẻ lay chuyển được cha mẹ lần đầu thì sẽ có nhiều lần tiếp theo. Những lần sau, khi muốn mua một món đồ nào đó, trẻ sẽ lại áp dụng chiêu thức cũ.

2. Thiết lập các nguyên tắc

Các nguyên tắc cần được cha mẹ lập ra theo mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Chẳng hạn khi còn nhỏ sẽ có một vài nguyên tắc như: Cất đồ chơi đúng chỗ, không ăn kẹo trước khi đi ngủ, không nô đùa khi đang ăn cơm,... Còn khi trẻ lớn hơn cần áp dụng nguyên tắc khác như: Xem TV đúng thời gian quy định, hoàn thành bài tập trước khi đến lớp, giữ phòng ốc luôn gọn gàng,...

Xây dựng nguyên tắc phù hợp với khả năng sẽ giúp trẻ phát huy được năng lực bản thân. (Ảnh minh họa)

Vậy cha mẹ nên thiết lập những nguyên tắc như thế nào? Không có câu trả lời tiêu chuẩn cho câu hỏi này. Nhưng nguyên tắc cần được thiết lập phù hợp khả năng của trẻ. Một đứa trẻ 5, 6 tuổi không thể thực hiện những nguyên tắc hà khắc và khi không làm được sẽ khiến cha mẹ và bản thân trẻ thất vọng. Dần dần trẻ mất lòng tin, cảm thấy bản thân yếu kém.

Ngược lại, nếu trẻ thừa khả năng đạt được mục tiêu nhưng cha mẹ không đưa ra yêu cầu cao hơn sẽ khiến trẻ ỷ lại, không trau dồi kiến thức và các kỹ năng xã hội. Điều này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng sau này, khiến trẻ trở thành một người kém hiểu biết, không thích nghi được cuộc sống.

3. Tạo môi trường học tập thân thiện cho trẻ

Để giúp trẻ hình thành thói quen tốt trong học tập, cha mẹ cần giúp trẻ xây dựng môi trường lý tưởng. Chẳng hạn như các bậc phụ huynh muốn rèn trẻ tính gọn gàng, ngăn nắp thì cần thiết kế nơi để đồ chơi, nơi để sách vở riêng biệt. Muốn con học bài đúng giờ, cha mẹ nên đặt một chiếc đồng hồ ở gần bàn học để con theo dõi thời gian.

Bên cạnh đó, tạo môi trường học tập lý tưởng còn là sự đồng hành của cha mẹ dành cho con cái. Cha mẹ cần là người bạn chia sẻ kinh nghiệm đã trải qua. Hãy luôn cởi mở, sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ khi con cần. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần tạo tính thách thức tại môi trường học cho con. Trẻ phải được gợi mở, gây hứng thú, khen ngợi và thách thức. Cần tạo điều kiện kích thích trẻ tìm tòi, vượt qua giới hạn của khả năng hiện tại.

Để giúp con hứng thú với việc học, cha mẹ cần tạo cho con môi trường học tập lý tưởng. (Ảnh minh họa)

4. Duy trì thái độ bình tĩnh

Nuôi dạy con quả thực là một hành trình đầy thách thức. Nhưng nếu phụ huynh nào thường xuyên phải tăng âm lượng giọng nói khi giao tiếp với con thì cần xem xét lại. Mất bình tĩnh rồi quát mắng chỉ khiến trẻ thu mình. Và có khả năng trẻ sẽ chống đối lại, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách.

Nhiều phụ huynh có tâm lý: Đã là con cái phải luôn nghe lời cha mẹ dù trong bất cứ chuyện gì. Nhu cầu kiểm soát cao, yêu cầu lớn khiến cha mẹ mất bình tĩnh khi con làm sai, con không đáp ứng yêu cầu, dẫn đến những cuộc cãi vã nảy lửa. Vì vậy, trong mọi tình huống, cha mẹ nên cố gắng duy trì bình tĩnh, tránh gây tổn thương con và chính mình.

Một số mẹo nhỏ giúp cha mẹ duy trì sự bình tĩnh là: Cho mình không gian riêng để nguôi giận, chủ động kiểm soát cảm xúc, đặt câu hỏi cho chính bản thân, cho con quyền lựa chọn,...

5. Tránh đưa ra nhiều lý lẽ khi dạy con

Người lớn thường đặt cao khả năng tiếp thu vấn đề của trẻ. Thực tế, những đứa trẻ còn non nớt, lý trí không thể giống như người trưởng thành. Vì thế, khi trẻ làm chưa đúng, gây ra hậu quả, cha mẹ đừng mong đợi quá nhiều vào việc điều chỉnh hành vi của con bằng lý lẽ.

Trẻ không hiểu nhiều lời người lớn nói, vì thế hãy trình bày một cách đơn giản, tránh dùng lý lẽ. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ phàn nàn, chỉ trích, đưa ra lý luận nhiều chẳng giúp con hiểu được vấn đề. Lúc này, trẻ chỉ cảm thấy bực bội, không tập trung và có hành vi chống đối. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng một số phương pháp rèn luyện không yêu cầu quá nhiều để giáo dục con. Và hãy lặp đi lặp lại đến khi trẻ đáp ứng được yêu cầu của người lớn.

6. Trở thành tấm gương sáng để con noi theo học tập

Làm gương là cách dạy dỗ con hiệu quả nhất. Đôi khi, chỉ nói với con về những giá trị và trách nhiệm là chưa đủ. Cha mẹ phải cho con thấy được hành động. Hành động luôn lớn hơn lời nói. Chúng ta không phải lúc nào cũng "dạy" con bằng lời nói được, thay vào đó hãy thể hiện hành động. Việc trẻ theo dõi hành động sẽ truyền được thông điệp mạnh mẽ hơn.

Nếu cha mẹ muốn con có những thói quen tốt, hãy làm gương cho con thông qua một số hành vi như: Tôn trọng người khác, giải quyết mâu thuẫn ôn hòa, thể hiện lòng biết ơn, không dùng từ ngữ xấu, rèn luyện văn hóa đọc, nói lời xin lỗi khi làm sai,...


Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi con thi trượt, bố mẹ đã nói những gì? (10/9)
 Ba dấu hiệu "xấu đi" của trẻ phải sửa chữa trước khi con 12 tuổi (10/9)
 Bốn câu không nên nói nếu muốn con thành tài (25/8)
 Dạy trẻ theo phương pháp tích cực (25/8)
 Trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc từ vui chơi (17/8)
 10 cách nuôi dạy trẻ thông minh và khỏe mạnh, lớn lên chúng biết ơn cha mẹ rất nhiều (17/8)
 Đừng lười biếng nói 7 câu động viên này với con mỗi ngày, hiệu quả tuyệt vời của nó bố mẹ sẽ thấy được từng ngày, đặc biệt lúc trưởng thành (17/8)
 Duy trì thói quen tốt ở trẻ (17/8)
 Làm gì khi trẻ tranh giành đồ chơi? (17/8)
 Trao quyền quyết định cho trẻ: Vấp ngã để trưởng thành (6/8)
 Những cách cải thiện kỹ năng giao tiếp ở trẻ (6/8)
 12 thói quen xấu trẻ dễ bắt chước bố mẹ (29/7)
 Dấu hiệu cảnh báo bạn là cha mẹ độc hại (29/7)
 Thói quen hủy hoại sự tự tin (18/7)
 Giúp trẻ phát triển nhân cách (18/7)
 7 quy tắc làm cha (18/7)
 Dạy con không trở thành người trọng vật chất (5/7)
 Trẻ giảm trí nhớ, mất ngủ do nghiện điện thoại (5/7)
 3 câu cửa miệng tưởng vô hại mà làm tổn thương nặng nề đến con trẻ, cha mẹ đừng bao giờ nói ra (5/7)
 5 cách cha mẹ có thể làm để giúp con đạt được ước mơ và mục tiêu (5/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i