Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng sẽ thấp, có thể dậy thì muộn hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Theo Healthline, thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD) là một tình trạng bệnh lý do không đủ hormone tăng trưởng (GH). GH sản xuất bởi tuyến yên - một cơ quan nhỏ nằm ở đáy não.

Ở trẻ em, GH cần thiết cho sự phát triển bình thường, tạo sức mạnh của cơ, xương, sự phân bố mỡ trong cơ thể. Hormone này cũng giúp kiểm soát mức glucose, lipid. Nếu không có đủ GH, một đứa trẻ có thể chậm lớn, thấp hơn nhiều so với bạn bè cùng độ tuổi.

Khi thiếu hụt hormone tăng trưởng nghiêm trọng và thiếu hụt ACTH (hormone vỏ thượng thận), trẻ sơ sinh, bé ở giai đoạn tập đi có mức đường huyết thấp, dương vật rất nhỏ. Một số bé chân tay nhỏ, có thể có mỡ quanh vùng bụng, mũm mĩm dù tỷ lệ cơ thể bình thường.

Mặt khác, thiếu hormone tăng trưởng cũng làm quá trình dậy thì của trẻ muộn hơn. Trong một số trường hợp, sự phát triển giới tính bị dừng lại. Ví dụ, bé gái có thể không phát triển ngực, giọng nói của nam thiếu niên không thay đổi...

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng sẽ chậm phát triển về chiều sao so với bạn bè cùng trang lứa. Ảnh; Freepik

Cơ thể bé vẫn cần hormone tăng trưởng sau khi kết thúc tuổi dậy thì. Khi ở tuổi trưởng thành, hormone này sẽ duy trì cấu trúc cơ thể, sự trao đổi chất. Những người có lượng hormone tăng trưởng thấp cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức chịu đựng. Họ có thể nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, gặp một số tác động tâm lý nhất định, bao gồm: phiền muộn; thiếu tập trung; trí nhớ kém; xuất hiện những cơn lo lắng...

Ở trẻ em và người lớn, chấn thương đầu nghiêm trọng, nhiễm trùng, điều trị bức xạ cũng có thể gây ra thiếu hụt hormone tăng trưởng. Người lớn mắc thiếu hụt hormone tăng trưởng thường có lượng mỡ trong máu và cholesterol cao. Họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim cao hơn người bình thường.

Bác sĩ sẽ tìm hiểu dấu hiệu của thiếu hụt hormone tăng trưởng nếu bé không đạt mốc chiều cao, cân nặng. Chuyên gia cũng hỏi về tốc độ phát triển của trẻ khi đến tuổi dậy thì. Để xác định tình trạng sức khỏe, bác sĩ chụp X-quang bàn tay để biết mức độ phát triển của xương; xét nghiệm máu để loại trừ các tình trạng khác ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Trẻ bị thiếu hụt hormone tăng trưởng bẩm sinh thường được điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến khi dậy thì. Thông thường, ở những đứa trẻ có quá ít hormone tăng trưởng thì cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất đủ khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, một số trường hợp phải điều trị suốt cuộc đời.

Việc tiêm hormone tăng trưởng có thể có một số tác dụng phụ như: vết tiêm đỏ, đau đầu, đau hông, cong vẹo cột sống... Trong một số trường hợp hiếm, việc tiêm hormone trong thời gian dài có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Lê Nguyễn(Vnexpress.net)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ ở trẻ (10/9)
 6 cách giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ (10/9)
 Mẹo giúp trẻ tăng cường trí nhớ (6/9)
 Những điều cần biết khi cho trẻ ăn cá (6/9)
 9 loại thực phẩm giúp trẻ ngủ ngon (25/8)
 Cách nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ khi còn nhỏ (25/8)
 Trẻ mệt mỏi do thiếu vitamin (25/8)
 7 câu nên hỏi về tài khoản mạng xã hội của con (25/8)
 Tại sao trẻ cứ đi học lại ốm? (17/8)
 Bố mẹ tuyệt đối không nắm bàn tay con khi qua đường vì đó là vị trí trẻ dễ buông ra nhất, 80% phụ huynh làm sai (17/8)
 Cách giúp trẻ thừa cân, béo phì tăng chiều cao (17/8)
 Phòng dậy thì sớm ở trẻ (17/8)
 Cho con nuôi thú cưng là tốt nhưng làm sao để đảm bảo an toàn? (6/8)
 Con vừa vào lớp 1 đã cao nhất trong lớp, mẹ bật mí tuyệt đối không cho con dưới 7 tuổi ăn món này (6/8)
 5 loại siêu thực phẩm giúp trẻ tăng cường trí nhớ, phát triển trí não (6/8)
 Trẻ mệt mỏi, biếng ăn nên bổ sung gì? (29/7)
 Bật mí trẻ 10 tháng tuổi có uống được sữa tươi không? (29/7)
 Cách dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành (18/7)
 Trẻ thừa cân, béo phì nên ăn gì vào bữa sáng? (18/7)
 8 cách giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i