Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Cách uốn nắn những đứa trẻ bướng bỉnh

Nếu biết cách dạy trẻ bướng bỉnh, cha mẹ có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho con mà vẫn uốn nắn được những điểm chưa tốt ở trẻ.

Cha mẹ hãy thông cảm và thấu hiểu cảm xúc của bé. Ảnh minh họa

Với sự dẫn dắt của người lớn, trẻ bướng bỉnh không những sẽ hợp tác hơn, mà còn rất thông minh và có chính kiến.

Điều chỉnh cho phù hợp

Nhiều cha mẹ chia sẻ "đau đầu" khi con trở nên bướng bỉnh vô cớ. Có phụ huynh chia sẻ, những tưởng độ tuổi nào đó, con sẽ ngoan hơn nhưng mỗi tuổi lại khiến người lớn mệt mỏi theo những cách khác nhau.

Cô Đỗ Thị Hường, giáo viên thuộc Hệ thống Trường Liên cấp IQ School (Hà Nội), cho biết, các bậc cha mẹ cần "bắt mạch" những dấu hiệu bướng bỉnh của trẻ để có cách giáo dục con tốt hơn.

Mặc dù, cha mẹ có thể gặp khá nhiều khó khăn khi nuôi dạy con ở thời kỳ trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Thế nhưng, đây lại thường là các bé độc lập, có chính kiến và cá tính.

Theo cô Hường, không phải tất cả trẻ thích làm theo ý kiến của mình đều là trẻ bướng bỉnh. Đôi khi, chỉ là do con có chính kiến và cá tính mạnh. Vì vậy, người lớn cần tìm hiểu thật kỹ xem những hành động của con là biểu hiện của tính quả quyết hay bướng bỉnh.

Những trẻ cá tính mạnh và chính kiến có thể rất thông minh và sáng tạo. Ngược lại, những trẻ bướng bỉnh thường chỉ cố chấp theo ý kiến của mình và không sẵn sàng lắng nghe ý kiến người khác.

Một số đặc điểm trẻ bướng bỉnh có thể có là có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe. Trẻ có thể tìm kiếm sự chú ý của người lớn thường xuyên. Tuy nhiên, bướng bỉnh ở một số trẻ có thể là sự độc lập tới mức cực đoan, làm những gì mình thích cho bằng được hoặc nổi giận nhiều hơn những trẻ khác.

"Việc dạy dỗ trẻ bướng bỉnh có thể khó nhưng cũng có nhiều điều thú vị. Khi đã xác định được con mình có tính này, cần điều chỉnh cách dạy con phù hợp", cô Hường nói.

Theo cô Hường, đối với trẻ ở độ tuổi nhỏ, khi bướng bỉnh có thể không chịu ăn hay không chịu ngủ đúng giờ khiến người lớn gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc. Trường hợp này, cha mẹ cần cố gắng lắng nghe để có những giao tiếp phù hợp. Cần ghi nhớ rằng, nếu muốn con lắng nghe mình, thì người lớn cũng cần sẵn sàng lắng nghe bé.

Trẻ bướng bỉnh có thể có ý kiến riêng và thường sẽ tranh luận với người khác. Trẻ có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vậy nên, cha mẹ hãy thật sự lắng nghe ý kiến, băn khoăn của con và trò chuyện cởi mở để bé ngoan ngoãn hơn.

Cần có quy tắc và kỷ luật

Theo cô Hường, khi trẻ bướng bỉnh và chống đối, cha mẹ thường cảm thấy tức giận và dễ lớn tiếng với bé. Tuy nhiên, phản ứng này không làm cho con hiểu ý kiến của bạn mà chỉ khiến bé tỏ ra chống đối hơn nữa.

Để luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và cân bằng với con, cha mẹ có thể cùng bé chơi thể thao, nghe nhạc hay làm những việc cả hai cùng thích. Khi tham gia những hoạt động thư giãn cùng nhau, bé cũng dần xem cha mẹ là "bạn" và sẽ hợp tác hơn.

Bên cạnh đó, cô giáo Trường Liên cấp IQ School cũng cho rằng, để trẻ hợp tác hơn, hãy cố gắng hướng hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực. Một cách để ba mẹ có thể có phản ứng vui vẻ từ trẻ là hỏi con những câu như "Con thích đi chơi không?", "Con thích ăn kem không?" hay "Con thích đi tưới cây không?". Những câu hỏi này thường sẽ gợi được phản ứng hào hứng, vui vẻ từ bé và giúp bé có cảm giác mình được lắng nghe. Khi đã vui vẻ, tích cực, bé sẽ ngoan ngoãn, hợp tác hơn.

Theo cô Hường, những trẻ bướng bỉnh hoặc cá tính mạnh rất nhạy cảm với cách ba mẹ đối xử với mình. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ mình sử dụng để tránh khiến trẻ cảm thấy con đang bị ép buộc, ra lệnh. Thay vì bảo con phải làm một việc gì đó, hãy cùng con làm.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cần nhượng bộ, chiều theo những mong ước chưa hợp lý của con. Mục đích của cuộc trò chuyện là để ba mẹ hiểu con hơn và để trẻ cảm thấy được quan tâm. Vậy nên, nếu con có mong muốn, ý kiến chưa hợp lý, cha mẹ có thể cùng bé tìm ra một phương án phù hợp hơn hoặc cho con sự lựa chọn trong khuôn khổ.

Dù không đồng tình với các yêu cầu của con, cha mẹ cũng hãy thông cảm và thấu hiểu cảm xúc của bé. Thậm chí, hãy cho con biết mình có thể hiểu được sự thất vọng, tức giận hoặc bực bội của con dù không đáp ứng yêu cầu của bé.

"Để hiểu rõ hơn về hành vi bướng bỉnh của con, hãy cố gắng nhìn nhận tình huống từ góc độ của bé. Cha mẹ có thể thử đặt mình vào vị trí của con và cố gắng tưởng tượng những gì bé phải trải qua. Người lớn càng hiểu rõ con thì càng có thể thay đổi tính bướng bỉnh của con tốt hơn", cô Hường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc nuôi dạy trẻ cần có quy tắc và kỷ luật. Con cần hiểu được mình sẽ bị phạt nếu vi phạm các quy tắc này. Vậy nên, cha mẹ cần có những hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi của con.

Người lớn hãy lưu ý là hình phạt phải đến ngay sau khi trẻ vi phạm quy tắc để bé có thể kết nối hành vi của mình với hình phạt. Cha mẹ có thể phạt bé bằng cách để bé ngồi một mình, cắt giảm thời gian chơi hoặc xem tivi hoặc giao việc nhà phù hợp. Lúc này, cũng nên giải thích để con hiểu vì sao bé bị phạt và phải hoàn thành hình phạt.

"Đôi khi, trẻ trở nên bướng bỉnh vì không có được thứ mình muốn. Vậy nên, bạn cần trò chuyện với con để xem con có mong muốn, khó chịu, buồn bực gì hay không. Vì thế, người lớn cần bình tĩnh và trao cơ hội để trẻ bày tỏ. Bởi có thể con có lý do riêng cho những đối đầu đó", cô Đỗ Thị Hường, giáo viên thuộc Hệ thống Trường Liên cấp IQ School chia sẻ.

Theo Giáo dục và Thời đại

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 câu nói cha mẹ nên giao tiếp với trẻ mỗi ngày để con tự tin hơn! (23/11)
 Bố mẹ sẽ tiếc nuối nếu không trao 3 điều này cho con mỗi ngày (23/11)
 4 hậu quả tai hại khi con thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi vã (15/11)
 Những điều bí mật con ngại ngùng không dám nói cho mẹ biết (15/11)
 Những câu nói giúp cha mẹ và con thêm gắn kết (9/11)
 3 cách đối phó với những cơn tức giận của con tuổi teen (9/11)
 5 cách phạt thông minh của cha mẹ khiến con nể phục (1/11)
 7 bài học quan trọng phụ huynh nên dạy con gái (1/11)
 Cha mẹ nên làm gì vào mỗi tối để trẻ thông minh, ngoan ngoãn hơn? (28/10)
 Những điều cha mẹ nên dạy con ở cột mốc 2 tuổi (28/10)
 3 điều "cấm" và 3 điều "nên" khi nuôi dạy con trai (24/10)
 3 câu nhiều cha mẹ hay nói khiến con nhút nhát, thiếu tự tin (24/10)
 Những điều bố mẹ nên làm để con không còn sợ tới lớp (18/10)
 Những đức tính cần thiết trong cuộc sống giúp trẻ thành công (18/10)
 5 lý do thuyết phục cha mẹ không nên kiểm soát quá mức mọi việc trẻ làm (10/10)
 Sai lầm lớn trong việc giáo dục giới tính cho trẻ (10/10)
 Hai cách hành xử của cha mẹ biến con thành đứa trẻ tự ti (4/10)
 Những cách dạy cho con trở nên độc lập (4/10)
 Ba sai lầm khi dạy con cha mẹ thường mắc phải (4/10)
 3 dấu hiệu cho thấy trẻ ỷ lại vào cha mẹ, phụ huynh cần chấn chỉnh ngay (30/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i