Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Thời tiết lạnh đột ngột, mẹ biết giữ ấm 4 điểm này thì bé sơ sinh sẽ không bị ốm

Giai đoạn chuyển lạnh là lúc trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các em bé mới chào đời.

Sau những ngày hanh khô, thời tiết đã có sự chuyển biến lớn, nhiệt độ giảm sâu vào sáng sớm và đêm muộn. Lúc này, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng cho sức khoẻ của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé mới chào đời. Sức đề kháng của các con còn non nớt, hệ miễn dịch yếu kém là nguyên nhân dẫn tới việc bị mắc các bệnh về đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, việc lây nhiễm chéo các bệnh trong mùa dịch cũng là điều khiến nhiều phụ huynh đau đầu.

Trẻ sơ sinh có 4 vị trí tối quan trọng cần giữ ấm

Theo Đông ý, có 4 vị trí tối quan trọng trên cơ thể đặc biệt cần được giữ ấm trong thời tiết lạnh của mùa đông, đó là: rốn và vùng lưng bụng; đầu; bàn chân; các khớp tay, chân. Riêng đối trẻ nhỏ thì việc giữ ấm cho trẻ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi khả năng chịu rét của trẻ còn kém và hệ thống miễn dịch còn non yếu, chưa đủ sức chống lại giá rét như cơ thể người trưởng thành.

Giữ ấm 4 vị trí trên thế nào cho đúng cách?

1. Đầu

Theo Đông y, đầu là nơi tụ khí dương của toàn bộ cơ thể, trăm mạch tương thông. Vì vậy, nếu đầu của trẻ bị lạnh sẽ rất dễ bị hao tổn dương khí, dẫn đến trẻ mệt mỏi, đau đầu, cảm lạnh. Để đảm bảo đầu bé được ấm áp, tránh gió, cha mẹ có thể đội mũ len cho bé vừa tránh gió lại vừa giữ ấm cho vùng đầu, quàng thêm khăn để đồng thời giữ ấm cổ, đặc biệt là khi đi ra ngoài.

Tuy nhiên, lưu ý đầu bé lại là vị trí rất dễ đổ mồ hôi. Mẹ buộc phải thường xuyên quan sát, sờ xem con có bị nóng quá không, có khó chịu không. Hoặc khi mẹ thấy con liên tục sờ lên đầu, quấy khóc khi đội mũ thì rất có thể bé đang không thoải mái. Việc đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu trong thời tiết giá rét cũng dễ gây nguy hiểm.

Ngoài ra, chất liệu các loại mũ đội cho trẻ cũng nên lưu ý. Trời lạnh thế này thì mẹ chọn các loại mũ dạng nỉ, mũ len nhưng phải đảm bảo xuất xứ, tránh gây ngứa cho con.

2. Rốn và vùng lưng, bụng

Rốn có huyệt thần khuyết liên kết với các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể của bé cũng giống như người lớn. Đây cũng được xem là vị trí giúp cơ thể chống lại mầm bệnh từ bên ngoài. Đông y coi rốn là điểm cung cấp sinh khí và máu cho toàn bộ cơ thể. Giữ ấm rốn và vùng lưng, bụng sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị cảm lạnh, đau bụng, tiêu chảy, viêm ruột và đảm bảo sinh khí ổn định.

Riêng với vùng lưng, có một vấn đề cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đó là lưng trẻ rất dễ ra mồ hôi khi được ủ ấm quá mức hay vận động, và khi đó, mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, cần lưu ý đảm bảo lưng trẻ luôn giữ ấm và khô ráo.

Để giúp vùng bụng của bé sơ sinh không bị hở, cha mẹ nên cho bé mặc bộ body dài vì con rất hiếu động, chỉ cần vươn tay cũng có thể khiến quần áo bị xô lệch. Tuy nhiên, khi mặc những bộ như vậy, việc kiểm soát xem con có đổ mồ hôi không lại khó khăn hơn, thế nên phụ huynh phải cực kỳ chú ý điều này nhé.

3. Bàn chân

Bàn chân của trẻ là nơi chịu nhiều áp lực khi toàn bộ sức nặng của cơ thể chủ yếu đè lên đôi chân. Bàn chân cũng là nơi có nhiều mạch máu và huyệt đạo chịu trách nhiệm điều hòa âm dương cho cơ thể. Nếu chân của trẻ bị lạnh, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cha mẹ hãy nhớ đeo tất chân cho bé, rửa chân với nước ấm và lau khô cho trẻ. Việc mát-xa chân cho bé cũng giúp lưu thông các mạch máu, chân bé sẽ ấm áp hơn để chống chọi với thời tiết lạnh giá như hiện nay.


Đặc biệt, bố mẹ có thể bôi cho con một ít dầu giữ ấm riêng cho trẻ sơ sinh vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để con không bị cảm lạnh.

4. Các khớp tay, chân

Khi trời lạnh, hiện tượng căng cơ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các khớp gối, khớp cổ tay, khớp ngón tay có thể bị lạnh, làm cho tuần hoàn máu kém và dẫn đến viêm khớp. Trẻ nhỏ và người già là những đối tượng mà khả năng điều chỉnh của các khớp không tốt và rất dễ bị nhiễm lạnh, viêm nhiễm.

Nếu cha mẹ thấy các khớp tay, chân bé có dấu hiệu đỏ ửng hoặc trắng nhợt, khớp yếu thì ngay lập tức ủ ấm cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ vận động phù hợp để các mạch máu lưu thông, tránh bị căng cơ, mỏi khớp.

Với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cho bé tập những bài nhẹ nhàng, massage các bộ phận cơ thể để giúp con khoẻ mạnh hơn.

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang bị lạnh

- Sờ thấy bàn tay và bàn chân lạnh hoặc vùng da gáy lạnh cũng là dấu hiệu gợi ý nhiệt độ của trẻ thấp.

- Da tái nhợt: dấu hiệu này xuất hiện kèm với tình trạng giảm hoạt động là dấu hiệu gợi ý rõ tình trạng hạ thân nhiệt.

- Trẻ quấy khóc không rõ lý do: Khi mới cảm thấy lạnh, trẻ sơ sinh có thể quấy khóc mà không rõ lý do như một dấu hiệu gợi ý và cảnh báo với bố mẹ. Khi điều này xảy ra, nên mặc thêm đồ ấm để khiến trẻ thoải mái hơn.

- Trẻ hắt xì hơi: đây là một phản xạ liên quan đến vùng dưới đồi, nơi kiểm soát nhiệt độ trung tâm của cơ thể. Điều này giải thích tại sao trẻ thường hắt xì khi cảm lạnh.

- Trẻ ít hoạt động: đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất khi trẻ bị lạnh. Những dấu hiệu gợi ý tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ kể trên không nên được bỏ qua vì có thể bỏ lỡ giai đoạn phục hồi cho trẻ. Khi trẻ trở nên lừ đừ ít hoạt động, tình trạng hạ thân nhiệt đã đến mức nặng nề.

Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm thế nào để giúp con để duy trì cân nặng hợp lí? (1/12)
 Trẻ sơ sinh khóc nhiều ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? (1/12)
 Mẹo chữa nôn trớ sữa cho trẻ sơ sinh (23/11)
 10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự (23/11)
 Cha mẹ đừng tắm cho trẻ nếu thấy con có những biểu hiện sau đây (15/11)
 Những điều cần nhớ để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất (9/11)
 Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ và cách chăm sóc khi mùa đông về (9/11)
 Vì sao trẻ ngủ phải che vùng rốn? (1/11)
 9 thời điểm không nên tắm cho trẻ sơ sinh (24/10)
 9 điểm trên cơ thể của trẻ sơ sinh cha mẹ hạn chế chạm vào (14/10)
 Cần xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt? (10/10)
 Bí quyết '5 và 8' kỳ diệu giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon (10/10)
 Lý giải từng tiếng khóc của trẻ để biết con đang gặp vấn đề gì (4/10)
 Cha mẹ cần làm gì khi con không may bị ngã khỏi giường hoặc cũi (30/9)
 7 cách mẹ nên làm giúp con hạn chế bị sặc khi bú bình (21/9)
 Nuôi sống bé sinh non nhiễm khuẩn nặng (21/9)
 Cấp cứu thành công song thai dây rốn thắt nút 2 đầu hiếm gặp (16/9)
 6 đặc điểm của trẻ sơ sinh giúp cha mẹ phỏng đoán được con cao hay thấp (14/9)
 4 mẹo giúp trẻ ngủ ngon xuyên đêm (14/9)
 Danh sách đồ cần mua cho em bé sơ sinh và 4 nguyên tắc để tránh lãng phí (12/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i