Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Mẹ nhớ lưu ý 7 điều quan trọng khi tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe cho bé

Tiêm chủng là cách bảo vệ sức khoẻ cho con, tuy nhiên bố mẹ nên ghi nhớ những lưu ý sau.

Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ. Vắc-xin có tác dụng làm giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng thời gian nhé.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ của con, có một số lưu ý mà bố mẹ cần nhớ:

1. Trước khi đưa con đi tiêm chủng

Trước lúc đưa bé đến cơ sở thăm khám và thực hiện tiêm chủng, bố mẹ không nên cho con ăn uống quá no. Chỉ cho bé ăn, uống vừa đủ.

Bố mẹ nên tắm cho trẻ sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên mang theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, đặc biệt đừng quên sổ tiêm chủng để bác sĩ theo dõi lịch trình tiêm của con nhé.

Trước khi tiêm, cha mẹ sẽ được nghe bác sĩ tư vấn về các mũi tiêm chủng, tình trạng bệnh của con, nên và không nên tiêm những mũi nào.

Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt... mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

2. Sau khi tiêm chủng cho con

Sau khi tiêm xong, hãy ở lại theo dõi 30 phút để đề phòng trẻ bị sốc phản vệ. Nếu có biểu hiện bất thường, cha mẹ hãy báo ngay cho y tá, bác sĩ và những người có mặt ở gần đó. Thông thường, trẻ sẽ không gặp biến chứng sau tiêm, tuy nhiên với một số trẻ đặc biệt thì cha mẹ cần cẩn thận.

Về nhà, cha mẹ theo dõi xem trẻ có biểu hiện gì bất thường không. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất. Nếu sốt trên 38 độ thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.

3. Trường hợp nào không nên tiêm chủng cho trẻ

Với các em bé sinh non, cân nặng dưới 2,5kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm vắc xin phòng lao. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Cha mẹ hãy đợi con đủ 4kg trở lên, sau đó hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng cho bé. Với trẻ sinh non, cũng sẽ có sự khác biệt trong việc lựa chọn mũi tiêm nên cha mẹ cẩn thận nhé.

Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy hoặc mắc bệnh liên quan đến sổ mũi, miễn dịch...

4. Liều lượng tiêm chủng cho trẻ

Hai loại vắc xin sống (bao gồm vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu...) không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần).


Nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng. Có thể tiêm từ 2 loại vắc xin trở lên, trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng... Tất nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5. Phản ứng sau khi tiêm chủng thường gặp

Sau khi thực hiện tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện như sốt nhẹ, vết tiêm bị sưng hoặc đau. Một số trẻ có biểu hiện dị ứng.

Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não... Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.

6. Khi nào phải đưa trẻ đến bệnh viện?

Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường dưới đây thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám:

- Trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày.

- Co giật, chân tay lạnh.

- Tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường.

- Bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

7. Một số chú ý khác khi tiêm chủng cho con

Khi tiêm phòng trong những ngày lạnh, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể trẻ. Tránh việc để khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Sau khi con vừa tiêm xong, hạn chế động vào vết tiêm, không chà xát hay bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm của con.

Tốt nhất là bố mẹ nên dành thời gian quan sát, theo dõi con từ 24-72 giờ tiếp theo để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ của con.

Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ, phòng tránh thế nào? (7/12)
 6 vấn đề sức khỏe trẻ thường gặp khi giao mùa (2/12)
 4 dấu hiệu chứng tỏ con bạn bị viêm tai (1/12)
 Trời chuyển lạnh đột ngột, mẹ đừng quên làm điều này để con không bị ốm (1/12)
 5 bệnh thường gặp ở trẻ vào dịp Tết (23/11)
 Bé trai xuất huyết tiêu hóa mất máu khiến da trắng toát (23/11)
 Nên làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm? (23/11)
 Những mối nguy hại khi trẻ cắn móng tay (15/11)
 Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ khi thời tiết giao mùa (9/11)
 Nhìn móng tay có nắm bắt được tình trạng sức khỏe của trẻ? (9/11)
 Hỏng một mắt do đến viện muộn (1/11)
 Thủy ngân trong vaccine có an toàn? (1/11)
 Khiếm thính ở trẻ em - phát hiện bằng cách nào? (28/10)
 Nhận biết bất thường thị lực của trẻ và cách chăm sóc để có đôi mắt khỏe (24/10)
 Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ - phát hiện nguy cơ thế nào? (24/10)
 Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ và cách chăm sóc (18/10)
 Nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị dậy thì sớm, cha mẹ nhất định phải tránh (18/10)
 Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng nhập viện muộn (10/10)
 Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm (10/10)
 Yếu tố nguy cơ và biến chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ (10/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i