Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Cách nhận biết sớm và hướng điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Theo các bác sĩ, bệnh viêm phổi ở trẻ rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tham khảo cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ và hướng chữa trị ở bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ

Theo PGS TS bác sĩ Huỳnh Thoại Loan - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, bệnh viêm phổi ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, khi virus và vi khuẩn tấn công cơ quan này và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, các loại siêu vi hô hấp, Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia Pneumoniae, hóa chất...

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới, nhiều hơn tổng số ca tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi. Điều này có nghĩa là cứ 20 giây trôi qua lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới.

Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc viêm phổi, trong đó có 4.000 trẻ tử vong. Nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Điều đó để cho thấy bệnh viêm phổi ở trẻ rất nguy hiểm. Cha mẹ không được chủ quan.

Dưới đây là dấu hiệu nhận biết sớm hay triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ:

+ Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh:

- Sốt cao trên 39 độ;

- Mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục;

- Tình trạng khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường, dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn để thở;

- Ho khan vào thời gian đầu và sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng;

- Môi và da xanh xao, nhợt nhạt do cơ thể không đủ oxy;

- Tức ngực hoặc đau bụng;

- Nôn trớ hoặc tiêu chảy;

- Bỏ bú hoặc bú ít;

+ Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ:
- Thở rất nhanh;

- Thở rít hoặc thở khò khè, thở khó khăn;

- Sốt;

- Ho;

- Nghẹt mũi;

- Ớn lạnh;

- Nôn ói;

- Đau tức ngực;

- Đau bụng, tiêu chảy;

- Mệt mỏi, ít vận động;

- Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon;

- Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ em bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp X-quang. Bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà:

+ Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.

+Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.

+Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.


+ Trẻ trên 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút.

2. Khi nào trẻ nhỏ bị viêm phổi cần phải nhập viện điều trị?

+ Trẻ dưới 2 tháng: bú kém hoặc bỏ bú, co giật, li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.

+ Trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi: không thể uống được gì, co giật, li bì, thở có tiếng rít.

‎Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện như: Tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, hõm ức thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Các loại viêm phổi ở trẻ

Có thể chia bệnh viêm phổi ở trẻ thành 2 loại như sau:

+ Viêm phế quản phổi: là hiện tượng phế nang phổi, phế quản và các mô kẽ gặp phải tình trạng nhiễm trùng cấp. Bệnh có diễn tiến nhanh, biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu phát hiện muộn và điều trị sai cách. Trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

+ Viêm phổi thùy: đây là kết quả của tình trạng phổi của trẻ bị viêm khu trú trong một thùy của phổi. Bệnh xuất hiện ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu như trẻ đã từng mắc bệnh về đường hô hấp, trẻ suy dinh dưỡng,... Bệnh gặp nhiều khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là mùa đông xuân. Đây được coi là thời điểm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp đạt tỷ lệ cao nhất trong năm, bùng phát chủ yếu ở các địa điểm như trường học, nhà trẻ, các khu dân cư tập trung đông người,...

4. Bệnh viêm phổi ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm phổi ở trẻ em diễn biến từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

+ Nhiễm trùng huyết: Là tình trạng vi khuẩn gây bệnh viêm phổi xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu và sốc biến chứng nhiễm trùng. Biến chứng này rất khó điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và có thể gây tử vong.

+ Tràn mủ màng phổi: Gây khó khăn trong hô hấp, bạch cầu tăng cao và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

+ Viêm màng não: Gây tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh, đe dọa tính mạng của trẻ.

+ Hội chứng suy hô hấp cấp: Gây áp xe phổi, viêm phổi mạn tính, suy giảm hệ miễn dịch.

+ Tràn dịch màng tim, trụy tim: Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn gây tràn dịch màng tim, bóng tim to, trụy tim,...

+ Các biến chứng khác: viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm khớp,...

5. Điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ như thế nào?

Việc điều trị cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng cá nhân, có các bệnh lý kèm theo hay không mà các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đối với bệnh viêm phổi, việc điều trị kháng sinh là cần thiết. Đối với trường hợp viêm phổi nặng, nếu khó thở sẽ được hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên kháng sinh không phải lúc nào cũng có tác dụng trong điều trị bệnh.

Cụ thể còn do 2 trường hợp sau:

+ Viêm phổi do vi khuẩn

Thông thường, khi điều trị viêm phổi nặng ở trẻ em do vi khuẩn gây ra các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên lưu ý không tự ý kê thuốc để uống mà phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được dừng uống thuốc khi chưa kết thúc liệu trình cho dù các triệu chứng đã thuyên giảm.

+ Viêm phổi do virus

Đối với viêm phổi gây ra do virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh. Cụ thể, nếu là do virus cúm gây ra thì bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng Tamiflu, Relenza hoặc Rapivab. Còn do virus hợp bào đường hô hấp gây viêm phổi bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định Virazole. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như người già, người có nhiều bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch,... thì bác sĩ vẫn có thể kê đơn kháng sinh nhằm dự phòng bội nhiễm.

6. Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ thế nào?

- Để phòng bệnh viêm phổi, nên cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

- Trẻ bị viêm phổi chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Do vậy, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: Không khói thuốc lá và các ô nhiễm khác.

- Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho... chủ động phòng ngừa: Đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên.

- Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo quy định. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nhằm tạo cho trẻ có miễn dịch chủ động chống lại bệnh tật khi bị lây nhiễm, góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh tật khác.

Theo phunuvietnam.vn

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những mũi tiêm quan trọng bảo vệ sức khỏe cả đời của bé (17/12)
 Trẻ có thể mắc cúm từ nguồn lây nào? (13/12)
 Trẻ mắc viêm màng não tăng (13/12)
 Mẹ nhớ lưu ý 7 điều quan trọng khi tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe cho bé (7/12)
 Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ, phòng tránh thế nào? (7/12)
 6 vấn đề sức khỏe trẻ thường gặp khi giao mùa (2/12)
 4 dấu hiệu chứng tỏ con bạn bị viêm tai (1/12)
 Trời chuyển lạnh đột ngột, mẹ đừng quên làm điều này để con không bị ốm (1/12)
 5 bệnh thường gặp ở trẻ vào dịp Tết (23/11)
 Bé trai xuất huyết tiêu hóa mất máu khiến da trắng toát (23/11)
 Nên làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm? (23/11)
 Những mối nguy hại khi trẻ cắn móng tay (15/11)
 Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ khi thời tiết giao mùa (9/11)
 Nhìn móng tay có nắm bắt được tình trạng sức khỏe của trẻ? (9/11)
 Hỏng một mắt do đến viện muộn (1/11)
 Thủy ngân trong vaccine có an toàn? (1/11)
 Khiếm thính ở trẻ em - phát hiện bằng cách nào? (28/10)
 Nhận biết bất thường thị lực của trẻ và cách chăm sóc để có đôi mắt khỏe (24/10)
 Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ - phát hiện nguy cơ thế nào? (24/10)
 Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ và cách chăm sóc (18/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i