Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Những dấu hiệu con bạn bị bắt nạt ở trường

Khi trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt, trẻ phải chịu những tổn thương tâm lý nặng nề, bao gồm cảm giác bị cô lập và sỉ nhục.



Trường học là điểm nóng của nạn bắt nạt. (Ảnh: ITN).

Lo lắng và sợ hãi, trẻ thường chọn cách im lặng... Vì vậy, cha mẹ cần quan sát con nhiều hơn để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Miễn cưỡng đi học vào buổi sáng

Việc trẻ không muốn thức dậy và ra ngoài vào buổi sáng có thể báo hiệu rằng có điều gì đó không ổn.

Donna Clark-Love, một chuyên gia về bắt nạt học đường và cố vấn phòng ngừa ở Houston (Texas, Hoa Kỳ) gợi ý cha mẹ hãy đặc biệt chú ý vào đầu tuần nếu đang tìm kiếm các dấu hiệu bắt nạt.

"Thứ Hai là ngày phổ biến nhất để trốn học", Donna nói: "Trẻ em có xu hướng cảm thấy an toàn hơn khi ở nhà vào cuối tuần và ý tưởng quay lại vào thứ Hai là điều khó khăn đối với chúng".

Thường xuyên đau đầu, đau bụng

Nhức đầu và đau bụng là những biểu hiện thể chất phổ biến của sự căng thẳng và lo lắng liên quan đến các dấu hiệu bắt nạt. Chúng cũng có thể là những căn bệnh dễ ngụy tạo để lấy cớ nghỉ học ở nhà.

Nếu con bạn phàn nàn về những triệu chứng này thường xuyên, hãy nói chuyện với chúng về điều đó, Donna gợi ý: "Chúng tôi khuyên bạn nên nói điều gì đó. Chẳng hạn, đặt câu hỏi mở, nơi bạn có thể thảo luận với trẻ về gốc rễ của vấn đề".

Một sự thay đổi trong tình bạn

Mất bạn hoặc thay đổi bạn bè có thể là dấu hiệu của bắt nạt, đặc biệt là ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên. Tương tự như vậy, việc ngại đi chơi với bạn bè có thể là dấu hiệu bắt nạt đang diễn ra trong một nhóm bạn.

Donna nói: "Chúng ta thấy điều này rất phổ biến ở các nhóm nữ sinh xấu tính, và trẻ em thường khó nhận ra đó là hành vi bắt nạt. Cha mẹ có thể giữ bí mật về sự thay đổi trong nhóm bạn của con mình bằng cách kết nối với các phụ huynh khác trong nhóm.

Bằng cách đó, sẽ dễ dàng nhận thấy hơn khi một đứa trẻ bị loại khỏi các bữa tiệc và sự kiện sinh nhật hoặc lời mời của nhóm khác".

Khó ngủ

Nếu trẻ hồi hộp hoặc lo lắng về những gì có thể xảy ra vào ngày hôm sau ở trường hoặc ở nơi khác, trẻ có thể cảm thấy khó ngủ hoặc trằn trọc lo lắng.

Donna nói: "Nếu con bạn có vẻ mệt mỏi hơn vào bữa sáng hoặc trông mệt mỏi hơn bình thường suốt cả ngày, đó có thể là những dấu hiệu cho thấy chúng khó ngủ vào ban đêm. Sự kiệt sức cũng có thể biểu hiện theo những cách khác: Không có khả năng tập trung hoặc giữ vệ sinh đúng cách,... Các vấn đề về giấc ngủ là hậu quả của bắt nạt và có thể dẫn đến trầm cảm".

Khóc hoặc phản ứng cảm xúc mãnh liệt

Nếu một đứa trẻ bỗng nhiên có phản ứng cảm xúc mãnh liệt đối với các cuộc trò chuyện về trường học hoặc các hoạt động xã hội, thì đó có thể là dấu hiệu chúng đang lo lắng về những sự kiện đó.

Donna nói: "Ở trẻ nhỏ, điều này có xu hướng tập trung vào các cuộc thảo luận xung quanh trường học. Trong khi đó, ở trường trung học, trẻ sẽ trở nên dễ xúc động hơn vào các tối thứ Sáu và thứ Bảy khi có nhiều sự kiện diễn ra. Dù bằng cách nào, bạn sẽ nhận thấy một sự bối rối về cảm xúc hoặc sự phản kháng mạnh, tức là trẻ không muốn đi sâu vào chủ đề được nhắc đến".

Quần áo bị rách và dấu vết trên cơ thể

Quần áo và đồ đạc bị rách nát, hư hỏng hoặc bị đánh cắp một cách khó hiểu, cùng với vết trầy xước hoặc vết bầm tím trên cơ thể, là những dấu hiệu đặc trưng của hành vi bắt nạt ở trường. Khi cha mẹ hỏi về những điều này, trẻ có xu hướng không thể giải thích hoặc không muốn giải thích.

Trong tình huống này, một lần nữa, những câu hỏi mở của cha mẹ sẽ có tác dụng với con: "Chuyện gì đã xảy ra vào giờ giải lao hôm nay?"; "Con cảm thấy thế nào khi điều đó xảy ra?".

Theo Afamily.vn-Theo rd.com

Theo Giáo dục và Thời đại

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến (24/3)
 Kỹ năng ứng phó từng độ tuổi của trẻ (24/3)
 Để trẻ tự tin phát triển, mẹ sửa đổi hoàn toàn những câu so sánh "cửa miệng" (24/3)
 Điều bố mẹ cần làm khi trẻ không nghe lời (20/3)
 Điều gì khiến trẻ không nghe lời? (20/3)
 Con quá nhút nhát, cha mẹ cần làm gì? (16/3)
 3 điều mẹ tuyệt đối không được nói trước mặt con (16/3)
 Đừng đặt mục tiêu dạy con "nghe lời răm rắp" (16/3)
 8 việc cần thực hành nhuần nhuyễn trước khi cho con ở nhà một mình (7/3)
 Ba mẹo giúp trẻ vượt qua nỗi sợ kim tiêm (7/3)
 Thời điểm tốt nhất dạy trẻ kỹ năng giao tiếp (2/3)
 Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ nói dối? (2/3)
 Bố mẹ làm ngay điều này để trẻ dễ dàng hòa thuận với thành viên mới (27/2)
 Dấu hiệu trẻ bị sốc tâm lý khi có thêm em (27/2)
 Những lời khuyên giúp con bạn đối phó với việc cha mẹ ly hôn (20/2)
 Những điều cha mẹ không nên nói với con cái (20/2)
 Phát hiện con nói dối, thay vì chỉ trích mẹ khéo léo giúp bé thay đổi (20/2)
 Bạo hành gia đình với con trẻ không chỉ là đòn roi (16/2)
 5 thói quen của bạn vô tình khiến con không nghe lời (13/2)
 3 tuyệt chiêu giúp con biết nói lời xin lỗi (13/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i