Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Nhiều trẻ bị hen phế quản do thời tiết nồm ẩm

Số trẻ đến Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương, khám tăng 50% trong hai tuần qua, chủ yếu bị hen phế quản.

Ngày 12/4, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương, giải thích thời tiết tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi khiến các bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là hen phế quản, ở trẻ em tăng cao.

Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 60-80 trẻ đến khám. Gần đây có ngày khoa tiếp nhận hơn 100 bệnh nhi, tăng 30-50%, trong đó rất nhiều bé ho, thở khò khè, thở rít, hen. Nhiều bé nhập viện cấp cứu vì lên cơn hen cấp mức độ nặng, khó thở nhiều, thở rít, phải hỗ trợ thở oxy và sử dụng thuốc giãn phế quản để cắt cơn hen.

Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt phế quản, phù nề và tăng tiết dịch nhầy làm cho trẻ khó thở. Dị nguyên thường gặp là mạt nhà. Đây là loại động vật nhỏ ăn những mẩu da chết bong ra từ cơ thể người. Chúng sinh sống rất nhiều trong chăn, gối, giường hàng ngày. Khi thời tiết ấm ẩm, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh, kèm với nấm mốc và các virus cũng phát triển. Vì vậy, trẻ bị hen phế quản hay khởi phát cơn hen trong thời tiết này.

"Thời tiết nồm ẩm làm các cơn khó thở xuất hiện thường xuyên, nếu kèm nhiễm khuẩn thì mức độ cơn hen càng trầm trọng", bác sĩ Vân Anh nói.

Như bé trai 4 tuổi, quê Hà Tĩnh, khó thở, ho nhiều, nôn. Bé được chẩn đoán mắc hen phế quản lúc 3 tuổi, mỗi khi thay đổi thời tiết thường ho rất nhiều dẫn đến khó thở, phải nhập viện để thở oxy và khí dung.

Điều trị chung phòng bé trai trên là bé gái 10 tuổi, cũng bị hen phế quản, đang thở oxy. Trước khi vào viện, bé ho, tức ngực, khó thở, lúc nửa đêm về sáng có những cơn khó thở khiến bé không ngủ được.

Trẻ đang được test tìm dị nguyên gây bệnh hen tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

TS.BS Lê Quỳnh Chi, Trưởng Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, cho biết hầu hết trẻ nhập viện do hen cấp đều chưa được điều trị dự phòng đầy đủ. Có trường hợp bác sĩ kê đơn dự phòng cho bé nhưng gia đình không tuân thủ áp dụng. Có trẻ chưa được thăm dò về chức năng hô hấp, test dị ứng nên chưa được chẩn đoán xác định là hen và điều trị dự phòng.

"Hai bệnh nhi trên đều có tiền sử ho, khò khè, đã được chẩn đoán hen nhưng chưa điều trị dự phòng nên lên cơn hen cấp mức độ nặng gây khó thở", bác sĩ Chi giải thích, thêm rằng chỉ tính riêng trong tháng 3, khoa đã tiếp nhận 50 bệnh nhi nhập viện vì cơn hen cấp.

Trẻ không được điều trị dự phòng đầy đủ, đúng cách thì sẽ thường xuyên lên cơn hen cấp. Khi có những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt như đi bơi, sinh hoạt ngoại khóa, hoặc thay đổi đột ngột về thời tiết, môi trường sống, trẻ có nguy cơ mắc cơn hen cấp nặng, nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ khuyến cáo nên tuân thủ điều trị dự phòng để ổn định bệnh, đảm bảo chất lượng môi trường, vệ sinh nhà cửa, trường lớp nhằm tránh căn nguyên khởi phát cơn hen ở trẻ.

Trẻ hen phế quản cần được tiêm phòng vaccine cúm hàng năm và vaccine phế cầu theo tuổi, xịt thuốc dự phòng, vệ sinh mũi họng, súc miệng thường xuyên.

Lê Nga (Vnexpress.net)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao trẻ viêm phổi tái phát nhiều lần? (17/4)
 6 dấu hiệu trẻ thiếu dinh dưỡng dễ bỏ qua (11/4)
 Trẻ bệnh thủy đậu không nên kiêng tắm, kiêng gió (11/4)
 Nhận biết dấu hiệu tự kỷ sớm ở trẻ dưới 2 tuổi (11/4)
 Dấu hiệu trẻ nhiễm virus hô hấp hợp bào (5/4)
 Dấu hiệu trẻ ngộ độc thực phẩm (5/4)
 Những biểu hiện dễ nhầm lẫn trẻ mắc tự kỷ (5/4)
 Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu (25/3)
 Dấu hiệu nhận biết nhiễm cúm A/H1N1 (24/3)
 Bác sĩ chia sẻ 4 sai lầm bố mẹ rất hay mắc khi con bị thuỷ đậu khiến bệnh trầm trọng hơn (24/3)
 Trẻ sưng tím da giống bị bạo hành, vào viện khám phát hiện mắc ban xuất huyết Henoch - Schonlein (20/3)
 Những điều cần biết về vi khuẩn HP ở trẻ em (20/3)
 Trẻ nhập viện ở Sài Gòn tăng do thời tiết 'sáng lạnh trưa nóng' (16/3)
 Bác sĩ cảnh báo những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ lây ở trẻ (16/3)
 Nguy cơ khi từ chối điều trị kháng sinh cho trẻ (16/3)
 Không chủ quan khi trẻ chậm nói (7/3)
 Dấu hiệu cảnh báo u não ở trẻ nhỏ (7/3)
 Chuyên gia khoa Nhi hướng dẫn cách sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ (27/2)
 Bí quyết giúp trẻ giảm số lần bị viêm tai giữa (27/2)
 Không chủ quan khi trẻ bị viêm da cơ địa những ngày trời nồm (20/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i