Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ khám béo phì phát hiện dậy thì sớm

Bé gái 7 tuổi, nặng 40 kg, gia đình đưa đi khám vì lo lắng trẻ béo phì nhưng bác sĩ kết luận bên cạnh thừa cân, bé có biểu hiện dậy thì sớm.

Bé Phương, 7 tuổi (Long Biên, Hà Nội), cao 1m34, nặng 40 kg, phát triển hơn so với bạn bè bằng tuổi. Tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội, bác sĩ kiểm tra chỉ số BMI của Phương là 22,27 vẫn trong ngưỡng chỉ số bình thường. Tuy nhiên, bé thừa cân, vượt chiều cao nhiều so với tuổi. Đặc biệt, tuyến vú của Phương phát triển, mọc lông mu, mật độ xương tương đương trẻ 8,5 tuổi. Phương có nồng độ hormone sinh dục tăng ở mức giai đoạn đầu của dậy thì, kích thước tử cung - buồng trứng chưa tăng nhiều. Bé không có dấu hiệu thần kinh (như đau đầu, buồn nôn, nôn, nhìn mờ, liệt khu trú) hay các bất thường khác. Tiền sử gia đình không có trẻ nào dậy thì sớm.

Chị Lan Anh (mẹ bé) cho biết, chị mắc tiểu đường thai kỳ và sinh bé nặng 4 kg. Phương bụ bẫm từ nhỏ, chỉ số phát triển luôn tốt hơn các bạn cùng tuổi. Từ khi con học lớp 1, cân nặng và chiều cao bắt đầu tăng nhanh, ngực bé cũng phát triển. Phương tăng chiều cao tốt nên gia đình chỉ nghĩ con lớn nhanh hơn các bé khác.

Tiến sĩ, bác sĩ Lương Thị Thu Hiền - bác sĩ Nội tiết - di truyền - rối loạn chuyển hóa Nhi khoa BVĐK Tâm Anh Hà Nội nhận định, bé Phương thuộc nhóm dậy thì sớm trung ương vô căn, không xác định nguyên nhân. Đây là thể dậy thì sớm phổ biến nhất, nguy cơ cao hạn chế chiều cao khi trưởng thành. Theo các chuyên gia y tế, bé gái dậy thì sớm có thể bị mất tới 20 cm chiều cao được thừa hưởng từ bố mẹ.

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ hạn chế tăng trưởng chiều cao khi trưởng thành, dễ khủng hoảng tâm lý. Ảnh: iStock

Theo bác sĩ Thu Hiền, thời gian qua có nhiều trường hợp như bé Phương. Gia đình không nghĩ con có biểu hiện dậy thì sớm. Bố mẹ khi biết con gặp tình trạng này thường lo lắng và mong muốn điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp dậy thì sớm cũng cần điều trị nội tiết. Việc chữa trị phải cá thể hóa theo từng trường hợp, độ tuổi cũng như dự đoán chiều cao khi trẻ trưởng thành. Tự ý sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể gây rối loạn tâm sinh lý, "khóa" chiều cao cuối cùng.

Phương sẽ được điều chỉnh chế độ sinh hoạt, xây dựng thực đơn lành mạnh, tập luyện để duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát hiện tượng dậy thì. Gia đình theo dõi chỉ số phát triển của bé và khám lại sau 2-3 tháng.Trường hợp bé tăng nhanh dấu hiệu dậy thì, tăng nồng độ hormone, sẽ cân nhắc tiêm thuốc ức chế dậy thì.

Dậy thì sớm là khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Các biểu hiện bao gồm: tăng chiều cao nhanh trong thời gian ngắn, phát triển sinh dục (tuyến vú ở bé gái và thể tích tinh hoàn ở bé trai), vùng kín xuất hiện lông mu, lông nách, mụn trứng cá, thay đổi tính khí, tăng tiết mùi cơ thể, có kinh nguyệt ở bé gái... Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện này có thể quá trình phát triển dậy thì gần hoàn tất, khó cải thiện chiều cao, dễ thay đổi tâm sinh lý.

Phụ huynh chủ động phòng ngừa dậy thì sớm cho con bằng việc kiểm soát dinh dưỡng, vận động, sàng lọc bệnh lý, xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh. Bé nên được theo dõi chỉ số phát triển thường xuyên 3 tháng một lần và đối chiếu theo bảng đánh giá chiều cao, cân nặng chuẩn WHO.

Chế độ ăn của trẻ cần đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau củ quả, trái cây theo mùa. Bé nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn có hàm lượng đường cao. Trẻ nên tập thể thao ít nhất 45 phút mỗi ngày.

Trẻ hạn chế dùng điện thoại, máy tính, ipad. Cha mẹ cần kiểm soát nội dung độc hại trên điện thoại, máy tính bảng có thể tác động xấu tới tâm lý của trẻ.

Khuê Lâm(Vnexpress.net)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao trẻ dễ bị viêm amidan, viêm VA trong mùa hè (5/5)
 3 biểu hiện tăng động ở bé gái (24/4)
 Nhiều trẻ bị hen phế quản do thời tiết nồm ẩm (17/4)
 Vì sao trẻ viêm phổi tái phát nhiều lần? (17/4)
 6 dấu hiệu trẻ thiếu dinh dưỡng dễ bỏ qua (11/4)
 Trẻ bệnh thủy đậu không nên kiêng tắm, kiêng gió (11/4)
 Nhận biết dấu hiệu tự kỷ sớm ở trẻ dưới 2 tuổi (11/4)
 Dấu hiệu trẻ nhiễm virus hô hấp hợp bào (5/4)
 Dấu hiệu trẻ ngộ độc thực phẩm (5/4)
 Những biểu hiện dễ nhầm lẫn trẻ mắc tự kỷ (5/4)
 Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu (25/3)
 Dấu hiệu nhận biết nhiễm cúm A/H1N1 (24/3)
 Bác sĩ chia sẻ 4 sai lầm bố mẹ rất hay mắc khi con bị thuỷ đậu khiến bệnh trầm trọng hơn (24/3)
 Trẻ sưng tím da giống bị bạo hành, vào viện khám phát hiện mắc ban xuất huyết Henoch - Schonlein (20/3)
 Những điều cần biết về vi khuẩn HP ở trẻ em (20/3)
 Trẻ nhập viện ở Sài Gòn tăng do thời tiết 'sáng lạnh trưa nóng' (16/3)
 Bác sĩ cảnh báo những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ lây ở trẻ (16/3)
 Nguy cơ khi từ chối điều trị kháng sinh cho trẻ (16/3)
 Không chủ quan khi trẻ chậm nói (7/3)
 Dấu hiệu cảnh báo u não ở trẻ nhỏ (7/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i