Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non
Thức ăn tốt nhất cho em bé là những thức ăn tươi mà bạn tự chế biến và đun nấu.

Thể chất lỏng, đặc: Điều chỉnh thể chất lỏng, đặc của thức ăn đến mức bé có thể khắc phục ăn một cách vui vẻ. Thỉnh thoảng bạn thấy những khoanh thức ăn còn nguyen trong phân bé là bình thường, nhưng nếu thấy xuất hiện thường xuyên thì bạn hãy cho bé ăn nghiền nhuyễn trở lại thêm vài tuần nữa. Bạn hãy cho bé ăn thức ăn lỏng và dễ nuốt. Làm lỏng các thức ăn đã nghiền nhuyễn, tán hay xắt nhỏ, với nước sôi, sữa mẹ, sữa pha theo công thức, hay nước luộc thức ăn (nếu không bỏ muối), nước trái cây, hoặc yaourt (từ 6 tháng trở đi).

Nhiệt độ: Luôn luôn để thức ăn (nóng) nguội bớt cho đén ấm vừa (để cho ăn).

Cách tập cho ăn một thức ăn mới: Bạn hãy nếm riêng thuần từng thức ăn mới lạ, và hãy đợi 24 giờ sau mới cho ăn lại để xem em bé phản ứng như thế nào. Nếu sau đó bé đi tiêu chảy, phát bệnh, phát ban thì đừng cho bé ăn lại trong vài tháng nữa.

Những gì nên tránh: Ít nhất cho đến 4 tuổi, hãy tránh cho ăn bất cứ thức ăn nào nặm, nhiều mỡ, đã chế biến sẵn hay nêm nhiều gia vị, thí dụ như lạp xưởng, thịt muối, cá muối, kem sữa là những thức ăn không thích hợp. Đừng cho bé ăn mật ong trước ít nhất là 1 năm.

Thức ăn dành cho bé từ 4 - 6 tháng

Về thể chất. Cho bé ăn thức ăn sệt nghiền nhuyễn, vị nhạt (lạt) và mịn, không có cục lổn nhổn.

Cách sửa soạn. Gọt vỏ cẩn thẩn, bỏ hột và xơ. Cách nấu: hấp hay luộc. Nghiền nhuyễn hay rây nhỏ.

Các thức ăn ngon khác: Bột gạo em bé, cà rốt nghiền nhuyễn, táo nghiền nhuyễn, khoai tây tán nhuyễn. Đậu Hà Lan Hột nghiền, tủy xương, bông cải nấu chín mềm nghiền nhuyễn,...

Thức ăn dành cho bé từ 6 - 8 tháng

Về thể chất. Thức ăn có thể được xắt nhỏ hoặc tán nhỏ tới thể chất như của phomat tươi, thêm nước lỏng hay yaout vào. Bây giờ là lúc cho thức ăn xắt nhỏ bằng ngónn tay: bạn có thể cắt chuối thành khoanh để bé gặm nhấm.

Cách sửa soạn. Đối với trái cây/rau, bạn nên gọt vỏ cẩn thận, bỏ hột và xơ, nghiền nhuyễn hoặc tán nhỏ. Đối với thịt/cá, bạn nên lạng mỡ và da, nướng hay trụng nước sôi, bỏ hết xương và xắt miếng nhỏ phù hợp với bé.

Các thức ăn ngon khác: Thịt gà xắt miếng nhỏ, cá nạc thịt trắng xắt nhỏ, trứng luộc chín và nghiền nhỏ, cà chua (bỏ vỏ trước và rây nhỏ), bắp non, sữa chua nguyên chất (bạn nên trộn với trái cây nghiền nhuyễn thành một món tráng miệng dễ làm),...

Các thức ăn nên tránh: Bánh quy, bánh bông lan, bánh ngọt, đồ ăn chiên.

Thức ăn dành cho bé từ 8 - 9 tháng tuổi

Về thể chất. Bây giờ, bạn hãy tập cho bé ăn những thức ăn thể chất thô hơn. Do đó, bạn hãy băm hơn là nghiền thức ăn. Hãy cho bé ăn nhiều kiểu thức ăn nhón bằng tay (cà rốt chín nhừ cắt thành thanh dài, chuối,...) để khuyến khích bé mau biết cách ăn.

Cách sửa soạn. Đối với trái cây/rau, bạn nên gọt vỏ cẩn thận, bỏ hột và xơ. Nếu là rau sống, bạn cho ăn dưới dạng lát mỏng hay que hoặc nạo. Nếu là rau đã nấu chính, bạn có thể để nguyên nhiều miếng lổn nhổn. Đối với thịt/cá, bạn nên lạng bỏ mỡ và da; nướng, hầm hay trụng nước sôi. Xắt thành miếng.

Các thức ăn ngon khác.Thịt bò băm nhỏ, cơm, bánh mì nướng, món ăn nhà nấu thí dụ như phở, xúp hoặc bạnh khoai với thịt băm (nấu không bỏ muối - bạn có thể tự cho muối vào thức ăn của người lớn khi ngồi vào bàn).

Thức ăn dành cho bé từ 10 - 12 tháng tuổi

Về thể chất. Hầu như em bé ăn được gần hết mọi thức ăn cả gia đình ăn, xắt nhỏ thành từng miếng vừa miệng ăn. Tiếp tục tránh bỏ muối khi bạn nấu ăn.

Cách sửa soạn. Đối với trái cây/rau, bạn nên gọt vỏ cẩn thận, bỏ hột và xơ. Nếu đun nấu, hãy dùng nồi hơi để hầm nếu có điều kiện. Đối với thịt/cá, bạn nên lạng bỏ mỡ và da; nướng, hầm hay trụng nước sôi, sau đó băm nhỏ.

Các thức ăn ngon khác.Bông cải xanh hầm (ăn nguội, theo thức ăn để nhón ăn), đậu cove (cứ để nguyên cả que đậu để bé ăn nhón), cá thu đóng hộp (lâu lâu cho ăn một lần, bỏ hết nước cho ráo và gỡ thành mảnh nhỏ), trái cây (bạn nên tập cho ăn những mùi vị mới: dâu, cam hoặc dứa chẳng hạn), thịt lợn (nấu thật chín), rau xanh có mùi hăng hơn thí dụ như cải bắp, ớt tây xanh, cà chua nguyên trái (lột bỏ vỏ trước).

Thức ăn nên tránh. Thức ăn có gia vị, mỡ màng hay mặn, thức ăn ngọt nhiều đường, trái cây nghiền nát.

Hãy cẩn thận

Đừng bao giờ cho trẻ ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ăn những hạt để y nguyên cả hạt, và đặc biệt là đậu phộng (hạt lạc). Một hạt đậu len vào đường hô hấplà điều rất dễ xảy ra, có thể làm cho bé sặc, và với những mảnh nhỏ hơn, có thể gây nên kích thích trầm trọng trong phổi em bé.

( Theo Làm Cha Mẹ )
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Biết ăn cơm muộn, trẻ dễ bị mọc lệch răng (25-02-2008)
 Những thực phẩm không nên ăn nhiều (25-02-2008)
 Các nhu cầu của em bé (23-02-2008)
 Thức ăn để bé tự ăn một mình (23-02-2008)
 Dinh dưỡng và phát triển trí tuệ (22-02-2008)
 Cua bể chữa chứng đái dầm ở trẻ (22-02-2008)
 Trẻ nên ăn đủ chất béo (21-02-2008)
 Bột dinh dưỡng UP - Bổ sung dưỡng chất cho bé (21-02-2008)
 Thức uống dành cho bé (20-02-2008)
 Chuyện ăn của bé (20-02-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...