Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non
Hình như em bé nhà bạn thấy khó chịu trong người? Bạn đặt con trên giường khoảng nửa tiếng thì cháu ngủ, bạn đi làm một số việc nhà rồi cũng đi ngủ. Nhưng khoảng 3 giờ sáng, bạn tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng ho của con. Bạn phải làm gì?

Đa số chúng ta vẫn cho rằng ho là triệu chứng thường thấy khi trẻ bị ốm, tức ho bệnh. Mặc dù nghe những tiếng ho ấy rất sốt ruột, nhưng bạn đừng lo lắng quá. Thực ra ho là phản ứng bình thường của cơ thể giúp trẻ lưu thông không khí vào cổ họng và ngực. Vì thế, chúng tôi muốn giúp bạn nhận biết các kiểu ho để bạn biết được khi nào mình có thể tự xử lý, khi nào cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Ho khan

Nếu ho kéo dài bạn nên đưa con đi khám bác sĩ

Kiểu ho này được phát ra do thanh quản bị sưng và khí quản phản ứng khi nhiệt độ thay đổi trong đêm. Khi khí quản cũng bị viêm, dây thanh âm bị sưng, con bạn sẽ thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi rất hay bị ho kiểu này và thường bị vào giữa đêm. Mặc dù, đa số trường hợp ho kiểu này bạn có thể tự xử lý nhưng nếu thanh quản của con bị sưng nặng hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Ho gà
Khi trẻ ho xong một đợt thường kèm theo sau những tiếng "húp, húp" vì trẻ cố gắng thở sâu chứng tỏ trẻ đã bị ho gà. Nếu con bạn không được tiêm vắc xin ho gà, bệnh sẽ kéo dài với những đợt dồn dập.

Trẻ bị ho lâu ngày thường không có tiếng "húp, húp" sau những đợt ho kéo dài nữa, nhưng có thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu ôxy và thậm chí có thể ngừng thở. Vì thế, nếu thấy trẻ có triệu chứng ho gà hãy sớm đưa trẻ đi khám.

Ho kèm theo tiếng khò khè
Nếu trẻ ho có kèm theo tiếng khò khè khi thở ra, đó là dấu hiệu cho thấy đường thở phía dưới của trẻ đã bị chẹn. Nguyên nhân có thể do nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc cũng có thể do có một vật thể nào đó bị mắc trong khí quản. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn có thể sử dụng máy xông theo hướng dẫn. Nếu tình hình không cải thiện, hãy đưa trẻ đi khám.

Thở khò khè
Trẻ khò khè là do đường thở trên bị sưng vì thanh quản bị viêm, nhiễm vi rút. Cũng có trường hợp nghiêm trọng hơn, tiếng thở khò khè là do thanh quản bị đậy kín hoặc bị chẹn bởi dị vật nào đó. Chính vì bản thân bạn không thể xác định chính xác nguyên nhân thở khò khè ở trẻ nên hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám.

Ho đột ngột
Khi bạn thấy trẻ ho đột ngột, có thể trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống "nhầm đường", tức là thay vì thức ăn, nước uống cũng phải nằm trong thực quản thì chúng lại "chui vào" khí quản. Lúc này việc ho rất có tác dụng làm "thông thoáng" khí quản. Tuy nhiên, nếu sau một lúc trẻ vẫn ho và tình hình không được cải thiện, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Lưu ý rằng, tuyệt đối không được cố làm cho cổ họng trẻ "thông thoáng" bằng ngón tay của bạn bởi động tác này có thể đẩy vật thể vào sâu hơn.

Ho lúc nửa đêm
Dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh... là nguyên nhân khiến trẻ ho vào ban ngày. Kiểu ho này thường lắng vào ban đêm hoặc lúc trẻ đang không chơi đùa. Bạn hãy kiểm tra xem trong nhà có nguyên nhân gì khiến trẻ ho không, chẳng hạn như chất làm thơm mát, các con vật nuôi trong nhà, khói...

Ho khi bị sốt
Nếu trẻ bị ho, sốt nhẹ và sổ mũi thì đó là "cảm xoàng". Nhưng nếu ho và bị sốt khoảng 39 độ C hoặc cao hơn thì có thể trẻ đã bị viêm phổi, càng chắc chắn hơn nếu trông trẻ bơ phờ và luôn thở gấp. Trường hợp này, tốt nhận bạn nên đưa trẻ đi khám ngay.

Ho kèm theo nôn ọe
Nếu bị ho nhiều, cổ họng trẻ sẽ ngứa rát và khiến trẻ muốn nôn ọe. Thường thì hiện tượng này không nghiêm trọng lắm nếu không kéo dài. Nếu trẻ bị lạnh hoặc có bệnh hen suyễn rất nhiều chất nhầy từ dạ dày sẽ ứa ra cổ họng và kích thích trẻ nôn ọe.

Theo Netlife
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Học... làm người bình thường (25-09-2008)
 Cẩn thận với các đồ chơi có nhạc (25-09-2008)
 Bệnh són tiểu – Bài tập Kegel (25-09-2008)
 Tập đi cùng bé yêu (24-09-2008)
 Bảo vệ khi trẻ lên một (24-09-2008)
 Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi (24-09-2008)
 Trẻ em dưới 3 tuổi không nên uống trà sữa trân châu (23-09-2008)
 Cách trị "cứt trâu" ở trẻ (23-09-2008)
 Viêm tiểu phế quản ở trẻ đang “vào mùa” (23-09-2008)
 Để bé luôn khỏe mạnh (22-09-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...